Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1263
Title: Đánh giá kết quả điều trị gefitinib Bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ Giai đoạn iiib - iv có đột biến egfr
Authors: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG, THẢO
Advisor: PGS.TS PHẠM CẨM, PHƯƠNG
Keywords: Ung thư;8720108
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Ung thư phổi (UTP) là bệnh lý ác tính và là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất do ung thư trên toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế IARC (Globocan 2018), ước tính có khoảng 2,09 triệu ca UTP mới mắc, chiếm 11,6% tổng số bệnh nhân ung thư và 1,76 triệu người tử vong, chiếm 18,4% tổng số ca tử vong do ung thư nói chung. 1,2 Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, phần lớn bệnh nhân UTP đến bệnh viện ở giai đoạn muộn (70%), bệnh đã lan tràn di căn xa. Tỷ lệ sống thêm 5 năm ở giai đoạn muộn rất thấp (4-10%) 3. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong hàng năm do UTP là 20.710 ca chiếm 19,2% số ca tử vong do ung thư nói chung. 2 Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), UTP được chia làm 2 nhóm chính dựa trên đặc điểm mô bệnh học là ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) chiếm 85 – 90% và ung thư phổi tế bào nhỏ. Hai thể mô bệnh học này khác nhau cơ bản về phương thức điều trị và tiên lượng bệnh. 4 Trong những năm gần đây, với nhiều tiến bộ trong lĩnh vực sinh học phân tử và sự ra đời của các thuốc mới đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị ung thư nói chung và UTP nói riêng. 5 Các thuốc điều trị nhắm vào đích phân tử của tế bào cho hiệu quả cao nhờ tính chọn lọc trên từng cá thể và hạn chế độc tính trên tuỷ xương so với thuốc gây độc tế bào. Có nhiều đích phân tử tiềm năng trong UTPKTBN được phát hiện, trong đó thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR: Epidermal Growth Factor Receptor) là đích phân tử quan trọng và phổ biến nhất. 6 Đột biến gen EGFR được chứng minh có vai trò trong sinh bệnh UTP và dự báo đáp ứng điều trị với các thuốc ức chế thụ thể tyrosin kinase (TKIs: Tyrosine Kinase Inhibitors) của EGFR. Có khoảng 10 - 50% bệnh nhân UTPKTBN có đột biến ở exon 18 - 21 cuả gen EGFR. Các đột biến này tạo ra các protein EGFR có ái lực mạnh với thuốc điều trị đích, do đó các bệnh nhân UTPKTBN mang đột biến EGFR này thường có đáp ứng tốt với thuốc điều trị đích. Hiện nay, trên thế giới, thuốc EGFR TKIs có 3 thế hệ, Gefitinib là thế hệ 1. Trong các thử nghiệm lâm sàng lớn, việc sử dụng Gefitinib nhằm tác động vào thụ thể yếu tố phát triển biểu bì ở những trường hợp có đột biến gen nhạy cảm với thuốc cho kết quả về sống thêm bệnh không tiến triển cao hơn có ý nghĩa thống kê so với hóa trị liệu. 7,8,9,10Bên cạnh hiệu quả về điều trị, độ an toàn của thuốc cũng được chứng minh với các tác dụng không mong muốn ít hơn so với hóa chất. Hiện nay, Gefitinib đã được khuyến cáo trong các hướng dẫn thực hành điều trị trong nước và quốc tế cho bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn muộn, tái phát, di căn có đột biến EGFR nhạy cảm với thuốc. 11,6 Tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây, ngày càng nhiều người bệnh UTPKTBN được tiếp cận các thuốc điều trị nhắm trúng đích trong điều trị ngay từ bước 1 và đã cho kết quả khả quan. Đã có một vài báo cáo về hiệu quả điều trị của thuốc TKI trên bệnh nhân UTPKTBN có đột biến gen EGFR nhưng là đánh giá hiệu quả chung của TKI thế hệ 1. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị Gefitinib bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB - IV có đột biến EGFR” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV có đột biến EGFR tại bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá kết quả điều trị và một số tác dụng không mong muốn của Gefitinib trên nhóm bệnh nhân trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1263
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0195.pdf
  Restricted Access
2.09 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.