Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1260
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. LÊ TƯ, HOÀNG-
dc.contributor.authorLÊ VĂN, LẬP-
dc.date.accessioned2021-11-03T02:58:53Z-
dc.date.available2021-11-03T02:58:53Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1260-
dc.description.abstractVỡ gan do chấn thương là một cấp cứu thường gặp trong chấn thương bụng, đứng thứ hai sau chấn thương lách, là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở những bệnh nhân chấn thương bụng với tỉ lệ tử vong 10 -15%1. Vỡ gan trong chấn thương bụng kín rất phức tạp, đòi hỏi phải chẩn đoán đúng và xử trí thích hợp nhất là trong bệnh cảnh đa chấn thương. Với tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh trong hơn 2 thập kỷ qua, chẩn đoán vỡ gan hiện nay không khó, thậm chí có thể chẩn đoán được từng mức độ vỡ gan. Cũng vì vậy, điều trị vỡ gan do chấn thương đã có những thay đổi lớn trong từng quan điểm điều trị. Từ chỉ định mổ hàng loạt trước đây đã chuyển qua điều trị bảo tồn là chính. Năm 2006, tại Hội nghị Ngoại khoa toàn quốc, Trần Bình Giang và cộng sự đã báo cáo kết quả nghiên cứu 142 trường hợp chấn thương gan điều trị tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, có 79 trường hợp bảo tồn không mổ (chiếm 55,6%), trong đó tỷ lệ thành công là 94,5%1. Tuy nhiên, trong những trường hợp vỡ gan mức độ nặng thì việc cầm máu là tối cấp cứu vì nguyên nhân trực tiếp gây tử vong ở bệnh nhân chấn thương gan nặng là không kiểm soát được chảy máu. Khâu cầm máu hay cắt gan tổn thương để cầm máu là biện pháp cầm máu triệt để. Tuy nhiên ở những vỡ gan độ IV, V, đường vỡ phức tạp, phần gan tổn thương lớn thì rất khó khăn cho việc khâu hay cắt gan, đi kèm theo là tình trạng chảy máu ồ ạt, sốc nặng, đa chấn thương... Việc lựa chọn cho phương pháp mổ trong vỡ gan nặng có nhiều lựa chọn, nhiều kĩ thuật như khâu gan cầm máu mặt gan vỡ, cắt gan không điển hình, cắt gan theo giải phẫu, sử dụng chất cầm máu tại chỗ hay chèn gạc quanh gan đã được sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp2. Chèn gạc cầm máu tạm thời được áp dụng từ rất lâu, nó kiểm soát chảy máu ở 80% những bệnh nhân này3. Nó có thể giúp bệnh nhân duy trì sự sống để chuyển đến nơi điều trị tốt hơn hoặc chờ đợi một giải pháp xử lý chung thích hợp hơn. Dù được biết đến và vận dụng rất nhiều trong cấp cứu vỡ gan nặng nhưng chưa có nhiều nghiên cứu ở nước ta về vấn đề này, chèn gạc như nào cho đúng, chỉ định khi nào chèn gạc là thích hợp, những biến chứng sau chèn gạc, kết quả thực tế như thế nào?..còn chưa được tìm hiểu rõ. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Kết quả sớm của xử trí vỡ gan bằng phương pháp chèn gạc được điều trị tại bệnh viện Việt Đức” với 2 mục tiêu. 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định chèn gạc ở bệnh nhân vỡ gan được xử trí chèn gạc, điều trị tại bệnh viện Việt Đức từ 2018- T6/2020. 2. Đánh giá kết quả sớm của phương pháp điều trị vỡ gan bằng chèn gạc được điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 2018- T6/2020.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐHYvi_VN
dc.subjectNgoại khoavi_VN
dc.subject8720104vi_VN
dc.titleKẾT QUẢ SỚM CỦA XỬ TRÍ VỠ GAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÈN GẠC ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨCvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0192.pdf
  Restricted Access
2.75 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.