Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1252
Title: ỨNG DỤNG PHÂN LOẠI TẾ BÀO HỌC THEO HƯỚNG DẪN PAPANICOLAOU 2019 Ở BỆNH NHÂN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO UNG THƯ
Authors: LÊ THỊ, HOA
Advisor: PGS.TS LÊ TRUNG, THỌ
Keywords: Giải phẫu bệnh;8720101
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Tràn dịch màng phổi (TDMP) xuất hiện khi có dịch tích tụ giữa bề mặt lá thành và lá tạng màng phổi. Đến nay có hơn 50 nguyên nhân gây TDMP được công nhận. TDMP do ung thư (UT) là nhóm phổ biến thứ 2 trong TDMP dịch tiết. Trong đó, ung thư phổi (UTP) là căn nguyên hay gặp nhất ở nam giới và hay gặp thứ 2 ở nữ giới sau UT vú1. Theo Hiệp hội lồng ngực Anh, mỗi năm bệnh màng phổi ảnh hưởng tới trên 3000 người/1 triệu dân và trong các trường hợp TDMP ác tính thì 37% có u nguyên phát ở phổi, 16,8% UT vú di căn2. Các nghiên cứu tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai cho thấy bệnh nhân TDMP chiếm khoảng 6% tổng số bệnh nhân điều trị tại đây3, và khoảng 23,8 - 29,9% các trường hợp TDMP dịch tiết là do căn nguyên ác tính4,5. Tại Khoa Lao và Bệnh phổi Bệnh Viện 103, nghiên cứu của Nguyễn Huy Lực và CS cho thấy TDMP do căn nguyên ác tính chiếm 17,7 %6; nghiên cứu của Nguyễn Xuân Triều và CS chỉ ra nguyên nhân ác tính chiếm 22,89% các trường hợp TDMP dịch tiết7. Tại Bệnh viện Phổi Trung ương8, nghiên cứu trong năm 2011 trên 358 bệnh nhân TDMP dịch tiết một bên có tới 107 trường hợp là do nguyên nhân ác tính (tương đương 29,88%), trong đó phát hiện TB ác tính trong mẫu DMP là 84 trường hợp (tương đương 78,5%). Do đó, nếu nghi ngờ dịch ác tính thì xét nghiệm tế bào học (TBH) dịch màng phổi dễ thực hiện, nhanh chóng và ít xâm lấn hơn rất nhiều so với nội soi màng phổi (NSMP) hay sinh thiết màng phổi (STMP) để chẩn đoán. Chẩn đoán TBH DMP có độ đặc hiệu cao và có thể phát hiện 60% trường hợp TDMP ác tính, tỷ lệ này có thể dao động từ 40 - 87% tùy phương pháp xét nghiệm2. Với phương pháp phết lam thông thường thì xác định đúng tế bào (TB) trong dịch là ác tính hay trung biểu mô phản ứng là một vấn đề khó khăn do các TB thường bị chồng lên nhau hoặc bị mất hay bị biến đổi trong quá trình thực hiện kỹ thuật. Kỹ thuật khối tế bào (CB) là phương pháp cung cấp kiến trúc mô và các đặc điểm hình thái TB tốt hơn để phân biệt giữa các TB ác tính và không ác tính và còn có thể lưu mẫu, thực hiện nhuộm đặc biệt hoặc nhuộm hóa tế bào miễn dịch (HTBMD). Tại Việt Nam, kỹ thuật CB cũng đã trở thành một phương pháp áp dụng thường quy từ năm 2010 và đã có một số công trình nghiên cứu về CB các loại dịch nhưng còn ít, đặc biệt là rất ít công trình nghiên cứu về đặc điểm TBH và chưa có sự cập nhật trong việc sử dụng các phân loại TBH mới cũng như thống nhất các thuật ngữ chẩn đoán dẫn đến việc sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán phân loại có nhiều sự chồng chéo. Với nỗ lực chuẩn hóa và thống nhất hệ thống thuật ngữ và danh pháp giúp định hướng cho lâm sàng, năm 2016 Hiệp hội TBH Papanicolaou lần đầu đưa ra Hướng dẫn về TBH hệ hô hấp hi vọng hạn chế các chẩn đoán âm tính giả và dương tính giả9. Đến năm 2019, Hiệp hội tiếp tục đưa ra bản mở rộng và hoàn thiện thêm cho hướng dẫn trên10. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Ứng dụng phân loại tế bào học theo hướng dẫn Papanicolaou 2019 ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi do ung thư” nhằm hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ các loại tổn thương trên phiến đồ tế bào học, khối tế bào dịch màng phổi trên bệnh nhân tràn dịch màng phổi do ung thư theo hướng dẫn phân loại Papanicolaou năm 2019. 2. Đối chiếu kết quả chẩn đoán tế bào học trên phiến đồ tế bào với khối tế bào.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1252
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0184.pdf
  Restricted Access
3.83 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.