Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1242
Title: ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ THUỐC CHỐNG LAO HÀNG MỘT TRONG HUYẾT TƯƠNG VÀ TÍNH NHẠY CẢM CỦA VI KHUẨN LAO TỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB(+)
Authors: PHẠM ĐÌNH, ĐỒNG
Advisor: LÊ THỊ, LUYẾN
Keywords: LAO VÀ BỆNH PHỔI
Issue Date: 2020
Abstract: Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng, có tính lây nhiễm cao, diễn biến lâm sàng và thời gian điều trị kéo dài. Mặc dù căn nguyên gây bệnh được Robert Kock1 phát hiện từ lâu và có nhiều tiến bộ trong điều trị bệnh lao tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức trong việc kiểm soát bệnh lao. Bệnh lao vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu.Việt Nam đứng thứ 16/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu với tỷ lệ mắc lao mới khoảng 150/100.000 dân vào năm 2019. Lao đa kháng thuốc (Multi-Drug Resistant Tuberculosis - MDR-TB) chiếm khoảng 3,5% trong số bệnh nhân lao mới và khoảng 18% bệnh nhân lao tái trị. Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số bệnh nhân đáp ứng điều trị kém mặc dù phác đồ đúng và tuân thủ điều trị tốt. Mặt khác nghiên cứu chỉ ra có sự khác biệt giữa các cá thể về nồng độ thuốc lao đạt được trong huyết tương mặc dù được uống cùng liều bằng nhau2. Nghiên cứu tại Nam Phi cho thấy mặc dù >98% bệnh nhân tuân thủ điều trị nhưng tình trạng kháng thuốc vẫn xảy ra3. Một nghiên cứu khác cũng khẳng định kháng thuốc không phải chỉ do không tuân thủ điều trị mà còn do sự khác biệt về dược động học của thuốc giữa các cá thể4. Nghiên cứu này cho thấy lượng thuốc hấp thu vào máu thấp là một trong những yếu tố dẫn đến đáp ứng điều trị kém5. Ngày nay thuốc lao hàng một Rifampicin (RMP), Isoniazid (INH), Pyrazinamid (PZA), Ethambutol(EMB) là những thuốc thiết yếu được sử dụng rộng rãi trong các phác đồ điều trị lao mới và lao tái trị không đa kháng trong phác đồ hóa trị ngắn ngày6. Thuốc có tác dụng tiệt khuẩn và diệt khuẩn tại các tổn thương lao, thuốc được sử dụng phối hợp trong các giai đoạn tấn công hay duy trì. Muốn đạt hiệu quả điều trị nồng độ thuốc trong máu bệnh nhân phải đạt nồng độ trong phạm vi điều trị có khả năng diệt hoặc tiệt khuẩn. Khi nồng độ thuốc chống lao trong máu thấp do bất cứ nguyên nhân gì cũng dẫn đến hiệu quả điều trị kém, tạo khả năng kháng thuốc hoặc tái phát bệnh lao. Theo hướng dẫn của WHO và CTCLQG, bệnh nhân mắc lao tái phát mà không MDR được điều trị thuốc lao hàng một và sử dụng phác đồ tái trị. Việc sử dụng cùng liều giống như đã điều trị trước đó trên bệnh nhân thất bại điều trị hoặc tái phát là không phù hợp do có thể nồng độ thuốc trong huyết tương chưa đạt phạm vi điều trị và/hoặc chưa phù hợp với chỉ số dược lực học của thuốc đối với chủng vi khuẩn lao gây bệnh trên bệnh nhân. Tại Việt Nam các nghiên cứu về nồng độ thuốc chống lao trong huyết tương ở bệnh nhân lao phổi và tính nhạy cảm với thuốc chống lao của chủng vi khuẩn lao gây bệnh ở bệnh nhân cũng như mối liên quan với kết quả điều trị còn ít nghiên cứu. Vì những lý do trên, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của nồng độ thuốc chống lao hàng một trong huyết tương và tính nhạy cảm của vi khuẩn lao tới kết quả điều trị ở bệnh nhân lao phổi AFB(+)” nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá nồng độ thuốc chống lao trong huyết tương và ảnh hưởng kết quả điều trị ở bệnh nhân lao phổi AFB (+) điều trị bằng thuốc chống lao hàng một. 2. Xác định tính nhạy cảm với thuốc chống lao của các chủng vi khuẩn phân lập được và ảnh hưởng đến kết quả điều trị ở bệnh nhân lao phổi AFB (+).
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1242
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20CKII0205.pdf
  Restricted Access
2.11 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.