Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1220
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐẶNG, VĂN EM-
dc.contributor.advisorNGUYỄN, THẾ VỸ-
dc.contributor.authorĐINH, THỊ YẾN-
dc.date.accessioned2021-11-02T02:55:55Z-
dc.date.available2021-11-02T02:55:55Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1220-
dc.description.abstractNăm 2018, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08% - cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Và năm 2019, GDP cũng đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng trưởng là 7,02%; Việt Nam thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao ở khu vực và thế giới 1 . Đời sống của nhân dân được nâng cao và làm đẹp là một trong những nhu cầu được người dân quan tâm và chú ý đến. Không chỉ mong muốn một cơ thể mạnh khỏe, một làn da khỏe mạnh mà người dân còn hướng tới một cơ thể đẹp, một làn da đẹp. Đặc biệt, phụ nữ - vốn được mệnh danh là phái đẹp ngày càng quan tâm hơn đến việc chăm sóc, trị liệu các tổn thương da ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Những tổn thương da hay gặp gây ảnh hưởng thẩm mỹ đó chính là da kém mịn màng, lỗ chân lông giãn rộng, màu sắc da kém đồng đều, tăng sinh các mao mạch trong da,... Chất lượng da kém cũng là triệu chứng già hóa của da. Các nghiên cứu cho thấy sự già hóa da biểu hiện khi con người bước sang tuổi 30. Tuy nhiên, da bị lão hóa sớm có xu hướng ngày càng xuất hiện ở giới trẻ do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, ô nhiễm môi trường, căng thẳng, chế độ ăn uống, dinh dưỡng chưa khoa học, hút thuốc, chế độ sinh hoạt không hợp lý– tất cả yếu tố trên đều gây ra lão hoá da sớm 2,3. Lão hóa da đặc biệt là vùng da mặt tuy không gây ảnh hưởng nhiều về sức khỏe như¬ng làm ảnh hưởng nhiều về phương diện thẩm mỹ và tâm lý xã hội, làm ngư¬ời bệnh mất tự tin, mặc cảm, nhiều khi hoang mang, lo lắng. Do chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu thẩm mỹ càng ngày càng tăng, đó cũng là nhu cầu chính đáng và cấp thiết của những công dân hiện đại ở một đất nước đang phát triển như Việt Nam. Đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với lĩnh vực thẩm mỹ trong da liễu. Trên thế giới đã có nhiều phư¬ơng pháp nghiên cứu để điều trị cải thiện làn da được tiến hành như lột da bằng hóa chất, điều trị bằng công nghệ sóng siêu âm hội tụ (Hifu), sóng Radio, công nghệ IPL, laser, thuốc, mỹ phẩm, phẫu thuật, Hyaluronic acid 4,5,23. Mặc dù đã có những cải thiện về chất lượng da được ghi nhận, nhưng những phư¬ơng pháp này thư¬ờng tốn kém, mất nhiều thời gian, có nguy cơ gặp một số biến chứng và đôi khi hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn. Trong những năm trở lại đây, biện pháp điều trị cải thiện da mặt bằng laser QS YAG kết hợp với bôi dung dịch cacbon được nhiều tác giả trên thế giới ghi nhận có sự cải thiện đáng kể về lỗ chân lông, độ mịn và sắc tố của da, giảm các nếp nhăn nhỏ, tạo sức căng bề mặt da. Đây cũng được coi là xu hướng điều trị được áp dụng nhiều trong thẩm mỹ vùng da mặt do hiệu quả trị liệu rõ nét, liệu pháp nhẹ nhàng và hầu như không có tác dụng phụ 6,7,8,9. Tại Việt Nam, việc áp dụng điều trị da mặt bằng laser QS YAG kết hợp với bôi dung dịch cacbon cũng đã được thực hiện tại một số cơ sở điều trị thẩm mỹ da, bệnh viện chuyên khoa da liễu, nhưng việc điều trị còn thận trọng do chưa đánh giá được hiệu quả của biện pháp này với đặc tính da người Việt Nam và cũng chưa có nghiên cứu, tổng kết, báo cáo nào được thực hiện. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả cải thiện da mặt bằng Laser QS YAG kết hợp bôi dung dịch cacbon” với mục tiêu: 1. Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm da mặt của bệnh nhân có nhu cầu đến cải thiện da mặt tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội. 2. Đánh giá mức độ cải thiện da mặt bằng Laser QS YAG kết hợp bôi dung dịch cacbon.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectDa liễu, CK 62 72 35 01vi_VN
dc.titleKẾT QUẢ CẢI THIỆN DA MẶT BẰNG LASER QS YAG KẾT HỢP BÔI DUNG DỊCH CACBONvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0167.pdf
  Restricted Access
3.03 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.