Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1211
Title: KẾT QUẢ SÀNG LỌC TRẮC NGHIỆM THẤT NGÔN “APHASIA RAPID TEST” BẢN TIẾNG VIỆT CẢI BIÊN TRÊN NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO
Authors: HOÀNG BÍCH, THỦY
Advisor: PGS.TS. VŨ THỊ BÍCH, HẠNH
Keywords: Phục hồi chức năng;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong thường gặp thứ ba trên thế giới (sau bệnh mạch vành và tất cả các loại ung thư kết hợp lại) 1 và là nguyên nhân chủ yếu gây tàn tật 2. Trong nhiều thập kỷ qua, tỷ lệ đột quỵ trên thế giới ngày càng tăng, năm 2005 có 5,7 triệu người mắc, con số lên đến 6,5 triệu vào năm 2015 và dự kiến đạt 7,8 triệu vào năm 2030 3. Nghiên cứu năm 2003-2004 tại Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ hiện mắc trung bình hằng năm là 106/100.000 dân, tỷ lệ tử vong hằng năm 17/100.000, khu vực thành thị có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn vùng nông thôn (120 và 93/100.000 dân) 4. Thất ngôn là một trong những hậu quả của đột quỵ não chiếm tỷ lệ từ 29,2-42,2 % các trường hợp sống sót sau đột quỵ 5–7 . Thất ngôn là tình trạng rối loạn ngôn ngữ do tổn thương bán cầu não. Đó là bệnh lý của “các quá trình ngôn ngữ trung tâm”, gồm: mất khả năng hiểu lời nói, hiểu chữ viết, diễn đạt bằng lời nói và chữ viết ở các phạm vi của ngôn ngữ8. Thất ngôn gây ra cho người bệnh tình trạng khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình hướng nghiệp cho người bệnh trong quá trình phục hồi chức năng và hòa nhập xã hội cho người bệnh sau đột quỵ 9 . Do đó, việc phát hiện thất ngôn ở những người bệnh đột quỵ là cần thiết và có ý nghĩa để sớm có biện pháp phục hồi chức năng NNTL giúp cho họ được giáo dục, hỗ trợ, can thiệp và tối ưu hóa kết quả PHCN-NNTL. Tại Việt Nam hiện nay, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về đột quỵ, tuy nhiên các đề tài về thất ngôn vẫn còn rất ít và chưa cụ thể; đặc biệt là nghiên cứu về các công cụ lượng giá tình trạng thất ngôn. Tại các trung tâm PHCN-NNTL hiện nay, bộ công cụ lượng giá thất ngôn được sử dụng phổ biến nhất là trắc nghiệm BDAE (Boston Diagnostic Aphasia Examination), tuy nhiên chỉ có chuyên gia ngôn ngữ 10,11 mới sử dụng được bộ công cụ này. Vì vậy, với mong muốn áp dụng một thang đánh giá thất ngôn tiếng Việt đơn giản giành cho các bác sĩ lâm sàng, có thể sàng lọc và phát hiện được thất ngôn, dễ sử dụng, thời gian thực hiện trong khoảng 30 phút, chúng tôi tiến hành đề tài: Kết quả sàng lọc trắc nghiệm thất ngôn “Aphasia Rapid Test” bản Tiếng Việt cải biên trên người bệnh nhồi máu não, với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh thất ngôn sau đột quỵ nhồi máu não. 2. Ứng dụng trắc nghiệm thất ngôn Aphasia Rapid Test bản tiếng Việt cải biên trong sàng lọc thất ngôn trên người bệnh nhồi máu não.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1211
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0157.pdf
  Restricted Access
2.09 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.