Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1190
Title: THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ CHẤT ĐIỆN GIẢI MÁU Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN NHỊP TIM SAU PHẪU THUẬT TIM MỞ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Authors: NGUYỄN MINH, ĐỨC
Advisor: . PGS.TS. TRẦN MINH, ĐIỂN
. TS. CAO VIỆT, TÙNG
Keywords: Nhi khoa;8720106
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Sự phát triển và ứng dụng của hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) trong phẫu thuật tim mạch được coi là một trong những tiến bộ lâm sàng quan trọng nhất trong y học ở nửa cuối thế kỷ 20. Bác sĩ John Gibbon ứng dụng quy trình kỹ thuật THNCT đầu tiên thành công 66 năm trước, nhưng việc vận dụng và phát triển THNCT thực sự bắt đầu vào năm 1955 khi John Kirklin thực hiện tại Bệnh viện Mayo Clinic, Đại học Minnesota, Hoa Kỳ.1 Từ đó đến nay sử dụng THNCT trong phẫu thuật tim mạch đã trở thành thường quy. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong phẫu thuật tim mở trong suốt thời gian qua, nhưng THNCT vẫn gây ra các hậu quả sinh lý bệnh ảnh hưởng đến sự phục hồi của bệnh nhân sau phẫu thuật. Các thay đổi thường gặp sau THNCT bao gồm: đáp ứng viêm hệ thống, rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hóa, hay rối loạn nhịp tim…1 Các chất điện giải như Kali, Natri, Canxi và Magie đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa tế bào và chuyển hóa năng lượng, và trong việc điều chỉnh điện thế màng tế bào, đặc biệt là của tế bào cơ và tế bào thần kinh. Sự thay đổi nồng độ các chất điện giải có thể gây ra một loạt các rối loạn lâm sàng, bao gồm rối loạn chức năng thần kinh cơ và rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.2 Nguy cơ mắc các rối loạn này tăng lên khi thiếu hụt nhiều hơn một chất điện giải, và nguy cơ tăng cao hơn nếu bệnh nhân có chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể. Polderman và cộng sự nghiên cứu bệnh nhân rối loại điện giải sau phẫu thuật tim mở thấy có tới 88,0% có rối loạn ít nhất một loại chất điện giải. 3 Rối loạn nhịp tim có thể thoáng qua không cần can thiệp hay phải điều trị, tuy nhiên hầu hết các trường hợp vẫn ảnh hưởng đến huyết động, làm tăng thời gian thở máy và tỷ lệ tử vong. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn nhịp tim ở giai đoạn sớm sau phẫu thuật tim mở là 6,7 – 48,0%, và tỷ lệ tử vong từ 1,0 - 3,4% tuỳ theo từng tác giả. 4-8 Nhằm giảm bớt các ảnh hưởng đến kết quả điều trị chung sau phẫu thuật tim mở, các nghiên cứu trong lâm sàng đã chủ động bổ sung một số điện giải trong quá trình tuần hoàn ngoài cơ thể và giai đoạn hồi sức, đặc biệt là Magie giúp ngăn ngừa nhịp nhanh bộ nối.9-15 Ở Việt Nam, tỷ lệ rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật tim mở theo các báo cáo từ 10,2 -17,8%.16-18 Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay chủ yếu mô tả đặc điểm, diễn biến của các rối loạn nhịp và nồng độ chất điện giải chỉ lấy tại một thời điểm sau phẫu thuật tim mở. Các tác giả chưa tập trung vào khảo sát sự thay đổi nồng độ điện giải cũng như ảnh hưởng của chúng lên bệnh nhân có rối loạn nhịp tim. Vì vậy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thay đổi nồng độ chất điện giải máu ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi Trung ương” Với 2 mục tiêu: - Khảo sát nồng độ chất điện giải máu ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi Trung ương. - Nhận xét mối liên quan giữa nồng độ chất điện giải máu và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim mở.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1190
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0138.pdf
  Restricted Access
5.01 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.