Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1182
Title: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ngộ độc cấp một số chất gây toan lactic
Authors: TRƯƠNG ANH, MINH
Advisor: TS.BSCK II ĐẶNG THỊ, XUÂN
. PGS.TS. HÀ TRẦN, HƯNG
Keywords: Hồi sức cấp cứu;: 8720103
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp. Theo hiệp hội các trung tâm chống độc Mỹ năm 2018 có hơn hai triệu người bị ngộ độc tại Mỹ, tỷ lệ bệnh nhân ngộ độc có hậu quả lâm sàng nặng nề, tăng 4,39% hàng năm tính từ năm 2000 (108148 trường hợp trong năm 2000 tăng lên 196135 trường hợp trong năm 2017). Trong các nguyên nhân gây ngộ độc cấp, đứng hàng đầu vẫn là nhóm thuốc giảm đau, chiếm 11,2%. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do ngộ độc cấp còn cao, năm 2017 có 3028 trường hợp, trong đó có 954 trường hợp là tự tử1. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, xu hướng ngộ độc cấp các hóa chất và thuốc điều trị ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc phải tiếp xúc và sử dụng nhiều loại hóa chất cũng như thuốc điều trị trong đời sống ngày càng trở nên phổ biến. Một điều đáng quan tâm là các loại hóa chất dùng trong sản xuất, sinh hoạt và các thuốc điều trị quen thuộc hàng ngày lại có thể trở thành những nguồn chất độc có sẵn, gây ngộ độc do uống nhầm hoặc dùng để tự tử. Trong thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân ngộ độc cấp vào cấp cứu tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai ngày càng gia tăng, tác nhân gây ngộ độc là nhiều loại thuốc điều trị thông thường như: paracetamol, linezonid, metformin… 2 3 4 hoặc các hóa chất gây toan lactic. Đặc biệt gần đây có không ít bệnh nhân tiểu đường điều trị thuốc đông y (dạng viên hoàn) bị toan lactic nặng điều trị hết sức khó khăn và đã có bệnh nhân tử vong, nguyên nhân tìm thấy là do phenformin có trong viên thuốc đông y. Trong thực tế lâm sàng, chẩn đoán toan lactic do các tác nhân trên còn khó khăn, dễ bỏ sót, thiếu bằng chứng vì nhiều yếu tố nhiễu như tình trạng bệnh nhân sốc, ngừng tuần hoàn, các bệnh lý đi kèm như xơ gan, đái tháo đường… Tình trạng toan lactic cũng làm bệnh cảnh lâm sàng phức tạp hơn, tăng các biến chứng và tử vong, đặc biệt ở những bệnh nhân nặng hoặc có bệnh phối hợp. Ngộ độc cấp các hóa chất, thuốc gây toan lactic phức tạp, việc đánh giá đúng đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giúp các bác sĩ xử trí sớm cũng như tiên lượng được các biến chứng, hạn chế tử vong là rất cần thiết. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu hệ thống về toan lactic ở bệnh nhân ngộ độc cấp, do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ngộ độc cấp một số chất gây toan lactic”. Với 2 mục tiêu : 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số nguyên nhân thường gặp gây toan lactic ở bệnh nhân ngộ độc cấp tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai. 2. Nhận xét một số tác nhân gây toan lactic thường gặp.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1182
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0132.pdf
  Restricted Access
2.77 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.