Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1178
Title: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN PARKINSON BẰNG THANG ĐIỂM SF-36, PDQ-39
Authors: NGUYỄN THÚY, LINH
Keywords: Thần kinh;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Parkinson là một bệnh lý thần kinh thường gặp. Tỷ lệ mới mắc chiếm 8-18/100.000 dân và tỷ lệ hiện mắc khoảng 0,3%1. Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi 60, xu hướng tăng dần theo tuổi, hiếm khi xảy ra trước 40 tuổi. Với sự phát triển của khoa học, kinh tế và đặc biệt là lĩnh vực y tế, lượng người cao tuổi trên thế giới ngày một gia tăng, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng các bệnh liên quan thoái hóa như bệnh Parkinson, làm tăng gánh nặng trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Theo Nguyễn Văn Chương (2016) thống kê mặt bệnh điều trị nội trú trong vòng 10 năm tại khoa Thần kinh và Đột quỵ bệnh viện 103, bệnh Parkinson chiếm 1,54% tổng số bệnh nhân, chiếm 2,86% số bệnh nhân có bệnh lý thần kinh trung ương 2 Bệnh Parkinson đã được mô tả từ lâu. Các triệu chứng vận động và ngoài vận động ảnh hưởng nhiều tới khả năng hoạt động hàng ngày và thực hành nghề nghiệp của bệnh nhân. Trong khi các triệu chứng vận động dễ dàng bị che lấp bởi các thuốc dopanergic thì các triệu chứng ngoài vận động lại dễ bị bỏ sót và không được điều trị tối ưu. Sự đa dạng của các triệu chứng khiến cho người thầy thuốc phải cân nhắc, tính toán nhằm đưa ra được chiến lược điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân. Khi trình độ nhận thức của bệnh nhân ngày càng cao, điều kiện sống cơ bản cũng ngày càng phát triển thì các nhu cầu trong cuộc sống và đòi hỏi đáp ứng của bệnh nhân cũng tăng theo. Bệnh nhân và bác sĩ đều không chỉ quan tâm đến việc cải thiện triệu chứng mà còn phải nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh trong quá trình điều trị Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng nhất đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân đóng vai trò quan trọng để từ đó chúng ta cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, tăng thêm hiệu quả điều trị. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (Health related quality of life (HRQL)) là một khái niệm được sử dụng để miêu tả nhận thức, sự hài lòng cá nhân và phản ánh các khía cạnh khác nhau của cuộc sống như khả năng hoạt động, tâm lý, cảm xúc cũng như các mối quan hệ xã hội 3. Để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, người ta sử dụng nhiều bộ câu hỏi. Trong đó bộ Short- form 36 (SF-36) là thường gặp nhằm đánh giá chung chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đối với bệnh Parkinson, các công cụ dành riêng nghiên cứu chất lượng cuộc sống được phát triển gồm có PDQ-39, PDQ-8... Bộ câu hỏi PDQ-39 thường được dùng và nhiều nghiên cứu cho thấy điểm chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân thấp, liên quan chặt chẽ đến các rối loạn vận động và rối loạn không vận động của bệnh nhân. 4,5 Bộ câu hỏi Short form -36 (SF - 36) được phát triển bởi nhóm nghiên cứu y tế (Medical Outcomes Study - MOS) thuộc tập đoàn RAND. Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân nói chung. Đây là bộ công cụ hiệu quả, đánh giá sát thực chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 6–8 Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về nhiều khía cạnh của bệnh Parkinson. Tuy nhiên những nghiên cứu về chất lượng cuộc sống bệnh nhân theo SF-36 và PDQ-39 còn hiếm thấy. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson bằng thang điểm SF-36, PDQ-39” nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân Parkinson bằng thang điểm SF-36, PDQ-39 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân Parkinson.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1178
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0129.pdf
  Restricted Access
2.48 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.