Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1136
Title: TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ THUỘC TRUNG TÂM BỆNH NHIỆT ĐỚI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2019-2020
Authors: ĐẶNG, ĐỨC NGỌC
Advisor: TS.BS. Chu, Thị Tuyết
TS. Hoàng, Thị Hải Vân
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Đại dịch HIV không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của từng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội, nòi giống của mỗi quốc gia cũng như của cả loài người [1]. Bất chấp những nỗ lực của toàn thế giới, dịch HIV/AIDS vẫn không ngừng gia tăng. Theo báo cáo của UNAIDS (2019), tổng số người sống với HIV trên toàn cầu năm 2018 đã tăng lên 37,9 triệu người [2]. Theo báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 của Bộ Y Tế, tính đến 31/10/2019 Việt Nam có khoảng 211.981 người nhiễm HIV và tổng số luỹ tích tử vong được báo cáo là 103.426 trường hợp [3]. Đánh giá, tư vấn và hỗ trợ dinh dưỡng là một phần không thể thiếu được trong việc chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV/AIDS. Suy dinh dưỡng kết hợp với hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho người nhiễm HIV dễ mắc các nhiễm trùng cơ hội, đáp ứng kém với điều trị. Nhiễm HIV là nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng suy dinh dưỡng vì nó làm tăng nhu cầu năng lượng của cơ thể, trong khi đó thì các triệu chứng có liên quan đến HIV và điều trị thuốc kháng virus (ART) cũng góp phần làm giảm sự thèm ăn cũng như làm giảm khả năng hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Do đó một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ hoặc điều trị suy dinh dưỡng với các liệu pháp dinh dưỡng phù hợp là yếu tố quan trọng để phục hồi cân nặng đã mất, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, cũng như kiểm soát tốt các triệu chứng liên quan đến HIV, nâng cao hiệu quả điều trị và cuối cùng kéo dài thời gian chuyển từ giai đoạn nhiễm HIV sang AIDS [4]. Sớm nhận ra tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với người nhiễm HIV, năm 2005 tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra bằng chứng về sự cần thiết của dinh dưỡng bao gồm cả chất đa lượng và vi lượng đối với người nhiễm HIV/AIDS [5], [4]. Tại Việt Nam, các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV vẫn còn hạn chế và thường không được cung cấp cho bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn cao [6], [7], [8]. Nghiên cứu nhằm cung cấp các bằng chứng về tình trạng dinh dưỡng, các yếu tố liên quan để từ đó có những giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người có HIV, giúp họ có được hệ miễn dịch tốt hơn. Phòng khám ngoại trú (OPC) ở bệnh viện Bạch Mai là một trong những OPC có lượng bệnh nhân đến khám đông nhất, hàng tháng tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân đến khám và điều trị, đối tượng khách hàng có đủ các thành phần trong xã hội. Đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú thuộc Trung tâm bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai năm 2019-2020” được tiến hành nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị tại phòng khám ngoại trú thuộc Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai năm 2019-2020. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị tại phòng khám ngoại trú thuộc Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai năm 2019-2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1136
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1211.pdf
  Restricted Access
1.57 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.