Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1084
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS. Nguyễn, Hữu Quân-
dc.contributor.advisorPGS.TS. Nguyễn, Văn Chi-
dc.contributor.authorNGUYỄN, THANH TÚ-
dc.date.accessioned2021-10-29T04:23:47Z-
dc.date.available2021-10-29T04:23:47Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1084-
dc.description.abstractViêm tụy cấp là tình trạng tổn thương tụy cấp tính do hoạt hóa men tụy ngay bên trong tuyến gây hủy hoai tổ chức tụy, diễn biến phức tạp từ mức độ nhẹ chỉ với biểu hiện tại chỗ cho tới mức độ nặng với biểu hiện suy đa tạng cótỷ lệ tử vong cao. Ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh hằng năm là 13-45/ 100000 người [1], trong số đó 25% bệnh tiến triển thành viêm tụy cấp nặng [2]. 60% số tử vong do viêm tụy cấp xảy ra trong 6 ngày đầu khởi bệnh do tiến triển thành viêm tụy cấp nặng kèm theo suy đa tạng [3]. Tại Việt Nam, gần đây tỷ lệ mắc viêm tụy cấp này có xu hướng gia tăng, đồng thời tăng cả tỷ lệ viêm tụy cấp nặng gây ra nhiều biến chứng nặng, kéo dài thời gian điều trị, tăng tỷ lệ tử vong [4]. Về cơ chế bệnh sinh trong viêm tụy cấp, các chất trung gian viêm chiếm vai trò trung tâm. Khi tổ chức tụy hoại tử do bất cứ nguyên nhân nào, tổ chức tổn thương sẽ giải phóng các chất trung gian viêm vào trong máu trong đó có nhiều cytokine như IL-1, IL-6, IL-8, TNFα, các chất này lại tiếp tục gây ra và làm tăng thêm các phản ứng viêm không chỉ tại tổ chức tụy mà còn cả các cơ quan khác như tim mạch, phổi, thận, gan. Trong viêm tụy cấp nặng, các cytokine sẽ được tạo ra rất nhanh và nhiều trong 1 tuần đầu tiên từ khi khởi phát bệnh tạo ra “cơn bão cytokine” [3].Vì vậy, bệnh cảnh sẽ tiến triển qua 3 giai đoạn: tổn thương tại chỗ, đáp ứng viêm hệ thống và suy đa tạng [5]. Trong những năm gần đây, một số phương pháp lọc máu với mục đích loại bỏ các chất trung gian viêm, điều hòa miễn dịch đã được chứng minh hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân viêm tụy cấp nặng. Lọc máu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch (CVVH) đã được chứng minh có khả năng loại bỏ các cytokine, cắt được vòng xoắn gây suy đa tạng, làm giảm có ý nghĩa điểm SOFA và tỷ lệ tử vong [6]. Gần đây, theo một nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2012, Lu-yi Liu và cộng sự chứng minh rằng trong bệnh cảnh suy đa tạng, lọc máu hấp phụ (LMHP) bằng màng lọc với chất hấp phụ resin kết hợp với CVVH là giảm được các cytokine một cách có ý nghĩa so với việc chỉ lọc CVVH đơn thuần [7]. Hiện tại tại khoa Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai đã bước đầu áp dụng kỹ thuật lọc máu hấp phụ bằng màng lọc resin với quả lọc HA330 trong phối hợp điều trị viêm tụy cấp nặng. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào về việc áp dụng riêng kỹ thuật lọc này trên bệnh nhân viêm tụy cấp cũng như những thuận lợi và khó khăn khi triển khai kỹ thuật. Vì vậy, chúng tôi làm nghiên cứu này để làm rõ hơn hiệu quả của lọc máu hấp phụ bằng màng lọc resin(HA330) trong phối hợp điều trị viêm tụy cấp nặng,với 2 mục tiêu: Mục tiêu 1: Mô tả thay đổi về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng được lọc máu hấp phụ bằng màng lọc resin (HA330). Mục tiêu 2: Nhận xét các thuận lợi, khó khăn và một số biến chứng khi áp dụng kỹ thuật lọc máu hấp phụ bằng màng lọc resin(HA330) ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.titleÁP DỤNG KỸ THUẬT LỌC MÁU HẤP PHỤ BẰNG MÀNG LỌC RESIN (HA330) Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP NẶNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1163.pdf
  Restricted Access
2.75 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.