Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1076
Title: ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG SAU PHẪU THUẬT RUỘT NON Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Authors: NGUYỄN VĂN, HOÀNG
Keywords: Nhi khoa;8720106
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Phẫu thuật cắt đoạn ruột non hay phẫu thuật ruột non là phẫu thuật cắt bỏ một đoạn của ruột non nhằm mục đích điều trị bệnh lý của ruột non như viêm ruột hoại tử hoặc trong các trường hợp tắc ruột non không thể sửa chữa.1 Sau phẫu thuật ruột non, cơ thể trải qua quá trình thích nghi nhằm bù đắp chức năng cho phần diện tích bề mặt bị mất. Sự thích nghi này đặc trưng bởi sự phát triển về giải phẫu và sự cải thiện chức năng hấp thu.2,3 Quá trình này diễn ra khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiều dài đoạn ruột còn lại, vị trí đoạn ruột cắt bỏ và cách thức phẫu thuật. Cắt bỏ một đoạn ngắn của ruột non thường không ảnh hưởng đáng kể đến chức năng hệ tiêu hóa, trẻ phục hồi sớm và phát triển tốt.1 Ngược lại, phẫu thuật cắt bỏ một đoạn dài của ruột non thường gây ra nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng đến phát triển thể chất và chất lượng cuộc sống của trẻ, thậm chí là tử vong.4 Biến chứng nặng nề nhất của phẫu thuật cắt bỏ đoạn dài của ruột non là hội chứng ruột ngắn với khoảng 50% bệnh nhân phải trải qua thêm ít nhất một cuộc phẫu thuật do các vấn đề liên quan đến việc cắt bỏ đoạn ruột và tỉ lệ tử vong khoảng 30%.5 Bệnh nhân cắt đoạn dài của ruột non có tình trạng kém hấp thu do mất ruột non chức năng và quá trình lưu thông thức ăn qua đường ruột diễn ra nhanh hơn. Trẻ thường xuyên phải nhập viện vì các biến chứng của phẫu thuật như tiêu chảy, rối loạn điện giải và bệnh lý liên quan đến nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng nặng và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vì vậy, mục tiêu điều trị cho bệnh nhân phẫu thuật cắt đoạn ruột non là hạn chế biến chứng của phẫu thuật, dừng nuôi dưỡng đường tĩnh mạch sớm giúp trẻ được nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng trưởng phù hợp với lứa tuổi. Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng sau phẫu thuật ruột non ghi nhận thấy trẻ có tình trạng chậm tăng trưởng trong năm đầu tiên sau phẫu thuật.6,7 Ở Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tìm hiểu các yếu tố liên quan và ảnh hưởng của phẫu thuật cắt bỏ ruột non đến sự phát triển dinh dưỡng của trẻ em còn chưa nhiều. Để giúp các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia dinh dưỡng hiểu biết toàn diện hơn về tình trạng dinh dưỡng, các các yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng sau phẫu thuật ruột non ở trẻ em, từ đó tiên lượng và lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp nhằm giảm thiểu đáng kể gánh nặng của hội chứng ruột ngắn, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng sau phẫu thuật ruột non ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em bị phẫu thuật ruột non tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em bị phẫu thuật ruột non.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1076
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0109.pdf
  Restricted Access
2.36 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.