Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1066
Title: | ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU PCA VỚI FENTANYL CHO BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP |
Authors: | PHẠM NGỌC, TRƯỞNG |
Advisor: | PGS.TS. Ngô Đức, Ngọc TS. Nguyễn Toàn, Thắng |
Keywords: | Hồi sức cấp cứu;8720103 |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | ĐHY |
Abstract: | Bệnh nhân vào khoa Cấp cứu vì đau chiếm tỷ lệ lớn, nghiên cứu của Ivan chỉ ra có tới 45 % bệnh nhân có mức độ đau từ trung bình đến nhiều1. Điều trị đau không thích hợp dẫn đến nguy cơ xuất hiện các biến chứng của sử dụng thuốc giảm đau như suy gan, xuất huyết tiêu hóa, suy hô hấp..., thậm chí bệnh nhân có thể sốc vì quá đau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều trị đau tốt giúp cải thiện sự hài lòng và tâm trạng của bệnh nhân, giảm thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ tử vong1. Viêm tuỵ cấp là nhóm bệnh nhân phổ biến ở khoa phòng cấp cứu với đau bụng là triệu chứng nổi trội, đau bụng dữ dội và dai dẳng. Trong bài tổng quan về xử trí sớm viêm tụy cấp của tác giả Stigliano và cs (2017) nhấn mạnh rằng tất cả các bệnh nhân viêm tụy cấp phải được giảm đau trong vòng 24 giờ nhập viện để không làm tổn hại đến chất lượng cuộc sống2. Giảm đau đầy đủ đòi hỏi phải sử dụng opioid đường tĩnh mạch như morphin, fentanyl… nhưng lại có nguy cơ gây suy hô hấp. Tuy nhiên một số NC đã chứng minh việc sử dụng opioid trong giảm đau viêm tuỵ cấp là hiệu quả và an toàn, ít các tác dụng phụ nguy hiểm3,4,5. Fentanyl là dẫn xuất của morphin, tác dụng giảm đau gấp 100 lần morphin, tác dụng phụ ít gặp hơn3,4. Giảm đau NMC mặc dù có nhiều lợi ích cho bệnh nhân viêm tụy cấp nhưng lại không lí tưởng tại khoa Cấp cứu. Trong khi đó, phương pháp PCA dễ áp dụng hơn và PCA cũng thường được dùng cùng với các opioid giảm đau để giảm tác dụng phụ của thuốc. Trên thế giới, nhất là ở những nước phát triển, PCA đã được áp dụng rộng rãi như là một phương pháp thực hành chuẩn có hiệu quả giảm đau tốt với mức độ thoả mãn bệnh nhân và an toàn cao 6,7. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về giảm đau opioid cũng như sử dụng PCA cho bệnh nhân viêm tụy cấp trên thế giới còn ít, theo dữ liệu ghi nhận hiện tại chỉ có 9 RCT nghiên cứu về vấn đề này2,8 và chỉ có một nghiên cứu của Sadowski và cs (2015) đề cập đến PCA, NC này so sánh phương pháp giảm đau NMC dùng Bupivacaine kết hợp fentanyl với phương pháp PCA dùng fentanyl nhưng chủ yếu tập trung đánh giá trên tưới máu tụy, các thông tin về hiệu quả giảm đau rất ít9. Việc đánh giá khách quan và ghi nhận bệnh nhân đau đớn là một chìa khóa để điều trị hiệu quả. Có rất nhiều thang điểm đánh giá mức độ đau hiện nay như thang điểm VAS, MINKOWSKI, NRS… có ưu điểm là có thể đánh giá nhanh, tuy nhiên các thang điểm này mang tính chất chủ quan, phụ thuộc vào người bệnh và nhiều trường hợp không áp dụng được. Ở Việt Nam, thang điểm VAS thường được sử dụng nhiều nhất để đánh giá và theo dõi điều trị đau, theo các tác giả Aubrun và Gerbershagen thì VAS <4 được quan tâm là giảm đau đầy đủ và VAS ≥ 7 là mức độ nghiêm trọng cần phải quan tâm10,11. Hiện nay trên thế giới đã áp dụng máy ANI trong theo dõi và điều trị đau, có ưu điểm là theo dõi một cách liên tục và khách quan hơn điểm VAS, sử dụng được cả ở bệnh nhân an thần giãn cơ và các bệnh nhân không đánh giá được bằng VAS. Các nghiên cứu đã chứng minh máy ANI đem lại nhiều lợi ích trong theo dõi và điều trị đau và có mối tương quan chặt chẽ với các thang điểm đau VAS, NRS12,13,14. Tuy nhiên ở Việt Nam, máy ANI vẫn chưa được áp dụng nhiều và chưa có nghiên cứu nào về ANI trên bệnh nhân viêm tụy cấp. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả của phương pháp giảm đau PCA với Fentanyl cho bệnh nhân Viêm tụy cấp” với mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp giảm đau PCA bằng Fentanyl đường tĩnh mạch cho bệnh nhân viêm tụy cấp. 2. Nhận xét giá trị của chỉ số ANI ở bệnh nhân viêm tụy cấp được giảm đau PCA bằng Fentanyl. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1066 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0104.pdf Restricted Access | 2.89 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.