Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1065
Title: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT DỊ TẬT HAI NGÓN TAY CÁI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Authors: VŨ ĐỒNG HOÀNG, HẠNH
Advisor: PGS.TS. Ngô Văn, Toàn
Keywords: Ngoại khoa;8720104
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Cấu trúc của bàn tay rất phức tạp, thực hiện nhiều chức năng giúp con người thực hiện nhiều động tác từ thô sơ đến tinh tế trong lao động, sinh hoạt hàng ngày. Bàn tay 5 ngón bình thường gồm 4 ngón dài và một ngón cái, trong đó ngón tay cái chiếm đến 50% chức năng của bàn tay1, 2. Hai ngón tay cái là dị tật bẩm sinh hay gặp nhất trong các bất thường bẩm sinh của bàn tay. Dị tật này có thể gặp với tần suất thay đổi từ 0.08 đến 1,4 trên 1000 trẻ sinh ra sống 3-6 gặp nhiều nhất ở người châu Á với tỷ lệ lên đến 2.2/1000 dân, gặp ít hơn ở người Mỹ da trắng và người Mỹ gốc Phi với tỉ lệ là 0.25/1000 và 0.08/1000 dân7. Tỷ lệ gặp ở trẻ trai gấp từ 0.6 – 2.5 lần trẻ gái, phần lớn thừa ngón tay cái xuất hiện ở một bên tay với căn nguyên chưa xác định, khoảng 2/3 bị ở tay phải8, 9. Tuy nhiên thừa ngón cái 3 đốt có thể có liên quan đến di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể thường7. Dị tật hai ngón tay cái biểu hiện trên lâm sàng rất đa dạng, với những biến đổi giải phẫu của da, tổ chức dưới da, móng, dây chằng, gân, xương, khớp... với nhiều mức độ khác nhau về sự phát triển của ngón thừa: có thể là một trụ da đơn giản cho tới một ngón phát triển khá hoàn thiện cả về hình dáng và chức năng2. Dị tật hai ngón tay cái tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây biến đổi về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ của bàn tay, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và tâm lý của bệnh nhân và gia đình, đòi hỏi nhu cầu bức thiết phải được điều trị10. Điều trị dị tật hai ngón tay cái tưởng chừng không khó nhưng để khôi phục lại hình thái, thẩm mỹ và chức năng của một bàn tay “bình thường” lại không hề đơn giản. Nguyên tắc điều trị của dị tật này là cắt bỏ ngón thừa, giữ lại ngón có chức năng tốt hơn, tận dụng tối đa tổ chức của ngón cắt bỏ để tạo hình mang lại hiệu quả cao nhất về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ 4. Để đạt kết quả tốt nhất, cần nắm chắc giải phẫu, sinh lý và chức năng của bàn tay. Mỗi loại thừa ngón tay cái khác nhau có đặc điểm giải phẫu, chức năng và hình thể khác nhau, từ đó cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm lâm sàng, cách phân loại và các phương pháp điều trị phẫu thuật cũng như kết quả điều trị dị tật hai ngón tay cái10-19. Tại Việt Nam, nghiên cứu về dị tật hai ngón tay cái ngày càng được quan tâm nghiên về tính đa dạng về đặc điểm lâm sàng cũng như kết quả điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.8, 20-30 Các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở Việt Nam trước đây thường thực hiện ở nhiều cơ sở Y tế với điều kiện cơ sơ vật chất và trang thiết bị khác nhau. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là bệnh viện Ngoại khoa hàng đầu của cả nước tuy đã có nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị của tác giả Nguyễn Mạnh Khánh năm 2001, tuy nhiên cũng đã cách đây gần 20 năm, nhằm đánh giá về đặc điểm lâm sàng cũng như kết quả điều trị trong giai đoạn mới trên đối tượng là trẻ em chúng tôi lựa chọn đề tài: “Kết quả điều trị phẫu thuật dị tật hai ngón tay cái ở trẻ em tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của dị tật hai ngón tay cái tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật dị tật hai ngón tay cái ở trẻ em tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1065
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0103.pdf
  Restricted Access
4.16 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.