Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1046
Title: NHẬN XÉT SỰ THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG SAU SỬ DỤNG THUỐC VẬN MẠCH TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ SƠ SINH
Authors: HÀ, TÙNG LÂM
Advisor: PGS.TS Trần, Minh Điển
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Sốc nhiễm khuẩn (Septic shock) là tình trạng suy tuần hoàn cấp gây giảm tưới máu các tạng, thúc đẩy phản ứng viêm hệ thống và rối loạn chuyển hoá kéo dài, đưa đến tình trạng suy đa tạng và tử vong [1]. Ở trẻ sơ sinh với những đặc điểm về giải phẫu và sinh lý khác biệt so với trẻ lớn như tồn tại ống động mạch, tuần hoàn phổi trội hơn so tuần hoàn hệ thống,…dẫn đến các biến đổi phức tạp về hô hấp và huyết động trong sốc nhiễm khuẩn (SNK). Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn nặng (NKN) và SNK ở trẻ sơ sinh còn cao, nằm trong nhóm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu theo dữ liệu của Trạm quan sát sức khỏe toàn cầu (Global Health Observatory - GHO) năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới. Tỉ lệ này thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế xã hội. Theo báo cáo này, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong do SNK và các tình trạng nhiễm khuẩn khác tại Việt Nam là 8,6%tương ứng với 1/1000 trẻ mới sinh [2] [3] Diễn biến bệnh lý SNK ở trẻ sơ sinh rất nhanh chóng vì vậy chẩn đoán sớm để có thái độ điều trị kịp thời là vấn đề mấu chốt mà các nhà hồi sức nhi khoa cần ghi nhớ. Biến đổi về huyết động là đặc trưng của SNK trên nền một tình trạng nhiễm khuẩn từ trước được đánh giá thông qua chỉ số mạch, huyết áp (HA), thời gian làm đầy mao mạch (Refill), lượng nước tiểu hay nồng độ lactate máu,….Những chỉ số này không chỉ góp phần trong việc lượng giá ban đầu tình trạng SNK mà còn là cơ sở để khảo sát hiệu quả của quá trình hồi sức cấp cứu và tiên lượng bệnh [4] Việc áp dụng hướng dẫn của ACCM năm 2002, 2007 và 2014 về điều trị SNK bao gồm bù dịch, kháng sinh hợp lý và đặc biệt là thuốc vận mạch đã đem lại nhiều kết quả khả quan và đã có nhiều nghiên cứu chứng minh điều đó [4]. SNK là một quá trình động nên chọn thuốc vận mạch, liều điều trị cũng như phối hợp giữa các thuốc vận mạch phải thay đổi theo thời gian để giữ được mức tưới máu đủ cho các cơ quan. Các thuốc này tác động rất đa dạng lên mạch phổi, cơ tim, nhịp tim và huyết áp và tác dụng dược lý được xác định dựa vào dược động học của thuốc cũng như dược động học ở từng bệnh nhân. Tại khoa Hồi sức sơ sinh (HSSS) – Bệnh viện Nhi Trung Ương (BVNTƯ), nhóm trẻ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS) và SNK khi nhập viện và trong quá trình nằm viện chiếm tỉ lệ cao, diễn biến phức tạp. Nhằm mục đích đánh giá tình trạng suy tuần hoàn và nhận định tác động của thuốc vận mạch lên huyết động ở nhóm trẻ SNK sơ sinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nhận xét sự thay đổi huyết động sau sử dụng thuốc vận mạch trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh” với hai mục tiêu: 1. Mô tả tình trạng huyết động và cận lâm sàng trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh tại khoa Hồi sức Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét sự thay đổi huyết động sau sử dụng thuốc vận mạch trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1046
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1139.pdf
  Restricted Access
1.84 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.