Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1017
Title: HIỆU QUẢ CỦA BOSENTAN TRONG ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU Ở BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ HỆ THỐNG
Authors: TRỊNH, NGỌC PHÁT
Advisor: PGS. TS. LÊ, HỮU DOANH
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Xơ cứng bì hệ thống (XCBHT - systemic sclerosis) là một bệnh tự miễn của mô liên kết, thường gặp thứ hai sau lupus ban đỏ hệ thống1, biểu hiện lâm sàng đa dạng, căn nguyên chưa rõ, diễn biến mạn tính, điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Bệnh chủ yếu ở nữ (75-80%), tần số mắc bệnh khoảng 1-2/10000 dân. Bệnh có tổn thương toàn bộ tổ chức liên kết, cơ chế bệnh sinh đặc trưng bởi 3 đặc điểm: tổn thương các mạch máu nhỏ, sản xuất tự kháng thể và rối loạn chức năng nguyên bào sợi dẫn tới sự tăng sản xuất, lắng đọng các sợi xơ ở tổ chức liên kết.2 Tổn thương mạch máu nhỏ là một đặc điểm quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của xơ cứng bì hệ thống, xảy ra ở hầu hết các cơ quan từ ngoại vi đến trung tâm gây ra nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau bao gồm hiện tượng Raynaud, phù ngón, loét ngón, giãn mạch, rối loạn cơ tim, xơ thận, tăng áp lực động mạch phổi. Biểu hiện lâm sàng sớm nhất của tổn thương mạch máu ngoại vi là hiện tượng Raynaud, gặp ở trên 90% bệnh nhân XCBHT gây ra loét ngón ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như chức năng của người bệnh, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm tính mạng.2 Tăng áp lực động mạch phổi gặp ở 12-16% trường hợp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân xơ cứng bì (26% nguyên nhân tử vong theo nghiên cứu năm 2010 của EULAR (The European League Against Rheumatism - Liên đoàn chống thấp khớp châu Âu). 50% bệnh nhân tăng áp động mạch phổi không được điều trị tử vong trong năm đầu tiên.3 Chẩn đoán và điều trị sớm giúp cải thiện tỉ lệ sống cho bệnh nhân xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi. Việc điều trị tổn thương mạch máu trong xơ cứng bì hệ thống cho đến nay vẫn còn nhiều khó khăn vì chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả cũng như tính an toàn của từng phương pháp. Endothelin-1 là một peptid nội sinh đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của xơ cứng bì, nồng độ endothelin-1 tăng ở bệnh nhân xơ cứng bì cũng như tăng áp lực động mạch phổi. Bosentan là chất đối kháng không chọn lọc cả 2 thụ thể của Endothelin-1 là ET-A và ET-B. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của bosentan trong điều trị tăng áp lực động mạch phổi, loét ngón và hiện tượng Raynaud ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả và tính an toàn của bosentan trên tăng áp lực động mạch phổi và tổn thương mạch máu ngoại vi ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Trong khi đó, tăng áp lực động mạch phổi, hiện tượng Raynaud, loét ngón và các hậu quả của nó gây ra nhiều biến cố liên quan đến tính mạng cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Hiệu quả của bosentan trong điều trị tổn thương mạch máu ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống” với 2 mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tổn thương mạch máu ngoại vi và áp lực động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. 2. Đánh giá hiệu quả của bosentan trong điều trị tổn thương mạch máu ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1017
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0099.pdf
  Restricted Access
3.46 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.