Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1012
Title: HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC THÔNG TIỂU NHIỀU LẦN TRONG NGÀY TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC
Authors: CHU, THỊ NỮ
Advisor: PGS.TS. Hoàng, Bùi Hải
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là loại nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc sức khỏe và là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên người bệnh trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt.1 Trên thế giới, ước tính có tới 93.300 ca nhiễm khuẩn tiết niệu, chiếm hơn 12% tổng số ca nhiễm trùng được báo cáo bởi các bệnh viện trong năm 2011.2 Trong đó, hầu như tất cả các nhiễm khuẩn tiết niệu đều liên quan đến ống thông đường niệu, chiếm tới 70% – 80%.2,3 Cứ mỗi một ngày lưu ống thông tiểu, nguy cơ người bệnh mắc phải nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tăng 3% -7%.2 Nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải gây khó chịu cho người bệnh, thời gian nằm viện kéo dài, tăng chi phí và tỷ lệ tử vong.2,3,4,5 Ước tính rằng, mỗi năm hơn 13.000 trường hợp tử vong có liên quan đến ống thông đường tiết niệu.2 Tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải chiếm khoảng 15 - 25%.6 Nhiễm khuẩn tiết niệu sau đặt thông tiểu là một trong những biến chứng mắc phải tại bệnh viện có khả năng phòng ngừa được.7 Giảm thiểu việc đặt ống thông tiểu và / hoặc thời gian sử dụng của nó là một chiến lược rõ ràng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải. Tuy nhiên việc lưu một ống thông tiểu là điều không thể tránh khỏi.8 Chăm sóc thông tiểu ở những người bệnh sau đặt ống thông là quan trọng đối với công tác phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải, bởi tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu tăng ở những người bệnh có vi khuẩn xung quanh đường tiết niệu.9 Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu thường trú ngụ trong đại tràng, vùng quanh hậu môn, âm đạo và quanh lỗ niệu đạo, từ đó chúng nhân lên và dễ dàng xâm nhập, đi ngược lên bàng quang và đôi khi lên đến thận.10 Bởi vậy, việc chăm sóc thông tiểu là một chiến lược không thể thiếu trong công tác phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải,11 đặc biệt là đối với những người bệnh ICU, vì đa phần họ đều có tình trạng bệnh rất nặng, có thể hôn mê, vệ sinh không tự chủ làm cho tầng sinh môn luôn bị ẩm ướt. Tuy nhiên, những nghiên cứu về chăm sóc thông tiểu còn nhiều hạn chế và đặc biệt chưa có sự thống nhất về tần xuất chăm sóc thông tiểu giữa các nghiên cứu.12,13,14 Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, mặc dù người bệnh được chăm sóc thông tiểu hàng ngày theo đúng quy trình kỹ thuật, tuy nhiên biểu hiện của sự chăm sóc vẫn chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn xuất hiện tình trạng viêm, loét tại vị trí chân dẫn lưu, khu vực đáy chậu, và chưa có nghiên cứu nào báo cáo về tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu. Để củng cố thêm thông tin, hỗ trợ điều dưỡng ICU trong việc lựa chọn phương pháp chăm sóc thông tiểu tốt nhất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hiệu quả của phương pháp chăm sóc thông tiểu nhiều lần trong ngày tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc”, nhằm mục tiêu: 1. Mô tả hiệu quả của phương pháp chăm sóc thông tiểu nhiều lần trong ngày tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu sau đặt thông tiểu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1012
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0094.pdf
  Restricted Access
2 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.