Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1004
Title: GÁNH NẶNG CHĂM SÓC CHO BỆNH NHÂN ALZHEIMER
Authors: PHẠM, NGỌC HUẤN
Advisor: PGS.TS. Nguyễn, Thanh Bình
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ngày nay, khi tuổi thọ trung bình của loài người tăng, thì sự già hoá dân số trên toàn thế giới trong thế kỷ XXI là không tránh khỏi, cùng với tăng tuổi thọ mô hình bệnh tật cũng biến đổi và tăng mạnh. Các bệnh liên quan đến lão hoá và thoái hoá thần kinh, đặc biệt là bộ não, sự thoái hoá đã gây nên nhiều tình trạng bệnh lý, trong đó một trong những bệnh hay gặp nhất là sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ là một hội chứng suy giảm chức năng nhận thức mắc phải kèm theo những thay đổi về hành vi và mất chức năng xã hội. Giảm trí nhớ là biểu hiện quan trọng nhất, ngoài ra các lĩnh vực khác cũng bị rối loạn như mất ngôn ngữ, giảm dần sử dụng động tác, không có khả năng nhận biết đồ vật, thực hiện chức năng nhiệm vụ và đặc biệt là rối loạn tâm thần và hành vi... Bệnh không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn là gánh nặng cho gia đình, cộng đồng cũng như toàn xã hội 1 Tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ ở người trên 60 tuổi của thế giới là từ 5 đến 7% tại đa số các vùng. Tỷ lệ cao nhất ở châu Mỹ La tinh (8,5%) và thấp nhất ở vùng dưới sa mạc Sa-ha-ra của châu Phi (2-4%). Phần lớn bệnh nhân sa sút trí tuệ sống tại các nước thu nhập trung bình và thấp, dự kiến tỷ lệ này là 63% vào năm 2030 và 71% vào năm 2050 2. Ở Việt Nam theo số liệu được công bố năm 2009 trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Việt và cộng sự ở Thái Nguyên, tỷ lệ này là 7,9% 3. Trong các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer chiếm 50-70% 2. Hiện nay chẩn đoán bệnh Alzheimer dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM V và chẩn đoán giai đoạn dựa vào thang điểm CDR 4. Ở giai đoạn trung bình, não teo tiến triển, các dấu hiệu và triệu chứng trở nên rõ ràng, bắt đầu mất dần năng lực tiếp xúc và phụ thuộc vào người chăm sóc. Trong giai đoạn này các triệu chứng nổi bật của bệnh nhân bệnh nhân có rất nhiều những rối loạn tâm thần và hành vi như hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm, kích động, có hành vi ban đêm… thì người chăm sóc phải chịu nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng cả về sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần cũng như gây thiệt hại cả về tài chính và đời sống xã hội. Mặt khác đa số bệnh nhân Alzheimer giai đoạn trung bình sống tại nhà và được người thân trong gia đình chăm sóc. Điều này đem lại giánh nặng cho người chăm sóc rất nhiều và thậm chí nhiều hơn các giai đoạn khác. Do đó, gánh nặng của người chăm sóc nên được xem là mục tiêu quan trọng để can thiệp vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bệnh nhân AD và người chăm sóc họ. Ở Việt Nam, sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer ngày càng được quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên vấn đề chăm sóc người bệnh chưa được đề cập nhiều. Cho đến nay có một vài công trình nghiên cứu về gánh nặng chăm sóc cho bệnh nhân Alzheimer nhưng chưa có công trình nào đánh giá gánh nặng ở giai đoạn trung bình, giai đoạn mà bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nào cũng phải trải qua trước khi bệnh nhân phải phụ thuộc hoàn toàn, để từ đó giúp xây dựng những chiến lược chăm sóc hỗ trợ. Chính vì các lí do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Gánh nặng chăm sóc cho bệnh nhân Alzheimer”. Trong để tài này chúng tôi tập trung vào nhóm bệnh nhân Alzheimer giai đoạn trung bình nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả gánh nặng tâm lý ở người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer giai đoạn trung bình. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Alzheimer giai đoạn trung bình.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1004
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0086.pdf
  Restricted Access
1.55 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.