Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/998
Title: THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI CỦA GIÁO VIÊN VÀ SỰ THAY ĐỔI KIẾN THỨC SAU TẬP HUẤN TẠI TỈNH SƠN LA NĂM 2019
Authors: LƯU, ĐỨC MỸ
Advisor: TS. Phạm, Quang Thái
TS. Nguyễn, Thị Thanh Hương
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do vi rút dại gây ra. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng viêm não tủy cấp tính. Vi rút dại thường truyền sang người thông qua vết cắn từ động vật mang vi rút dại. Bệnh dại là bệnh nguy hiểm, một khi đã phát bệnh gây tử vong 100%. Cứ mỗi 9 phút lại có một bệnh nhân chết vì bệnh dại 1. Ước tính gánh nặng bệnh tật do bệnh dại gây ra hàng năm trên toàn thế giới là 8,6 tỷ USD về kinh tế và hơn 3,7 tỷ DALYs 2, trong đó chi phí cho phòng bệnh dại là 1,2 tỷ USD 3, riêng khu vực châu Á vào khoảng 583,5 triệu USD 4. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có trên 15 triệu người bị động vật dại hoặc nghi dại cắn phải đi điều trị dự phòng bằng vắc xin 5. Bệnh dại là nguyên nhân gây ra 59.000 người chết trên 150 quốc gia mỗi năm, trong đó 95% các ca tử vong xảy ra ở châu Phi và châu Á. 99% những trường hợp bệnh dại do chó và gánh nặng bệnh tật chủ yếu ở vùng dân số nghèo, ước lượng khoảng hơn nửa số ca tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi 6. Tại Việt Nam bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm, số trường hợp tử vong do bệnh dại luôn giữ vị trí cao nhất, chiếm khoảng 50% các trường hợp tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên người. Tử vong do bệnh dại ở Việt Nam hiện đứng thứ 14 trên thế giới và bệnh lưu hành chủ yếu ở khu vực Miền Bắc 7. Sơn La là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc nơi có số lượng trường hợp tử vong nằm trong số cao nhất của cả nước, trong nhiều năm liền đều ghi nhận ca bệnh, diễn biến phức tạp 8. Trong vòng 9 năm, từ năm 2011-2019 số trường hợp tử vong do bệnh dại là 70 trường hợp, trung bình là 7,8 trường hợp tử vong/năm. Sau nhiều năm can thiệp số trường hợp tử vong do bệnh dại có giảm trong 3 năm gần đây, song vẫn ở mức cao từ 4-6 trường hợp tử vong/năm và có xu thế tăng ở lứa tuổi học sinh. 9 Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, truyền thông giảm thiểu nguy cơ đối với trẻ em lứa tuổi học đường thông qua việc tập huấn kiến thức về phòng chống bệnh dại cho giáo viên sau đó giáo viên sẽ tiếp tục giảng dạy cho học sinh qua các năm học là một trong những biện pháp hiệu quả bền vững trong việc làm giảm tỷ lệ trẻ em bị động vật cắn góp phần giảm được tỷ lệ phơi nhiễm chung của cộng đồng cũng như tỷ lệ tử vong do bệnh dại ở trẻ em 10. Để thực hiện biện pháp truyền thông nguy cơ bệnh dại tại học đường thông qua tập huấn phòng chống bệnh dại cho các giáo viên, nghiên cứu lựa chọn tỉnh Sơn La, là tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, liên tục có số ca tử vong do bệnh dại đứng ở nhóm đầu cả nước trong nhiều năm trở lại đây. Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp Sở Y tế Sơn La, Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, có cơ sở để lập kế hoạch hành động, nhằm giảm số ca tử vong. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh dại của giáo viên và sự thay đổi kiến thức sau tập huấn tại tỉnh Sơn La năm 2019”, với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông về phòng chống bệnh dại tại tỉnh Sơn La năm 2019. 2. Mô tả sự thay đổi kiến thức về phòng chống bệnh dại sau tập huấn ở giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại tỉnh Sơn La năm 2019. 
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/998
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0080.pdf
  Restricted Access
2.08 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.