Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/995
Title: THỰC TRẠNG CHẨN ĐOÁN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO HẠCH NGOẠI BIÊN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG TỪ 2015 - 2019
Authors: LÊ, LƯƠNG HOÀN
Advisor: TS HOÀNG, THANH VÂN
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh lao hiện vẫn đang là mối quan tâm chính về sức khỏe toàn cầu vì nó là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Năm 2019 trên thế giới có khoảng 10 triệu người mắc lao mới; 1,4 triệu người chết vì bệnh lao. Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có tình hình dịch tễ lao trầm trọng nhất và đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới ^1. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, lao ngoài phổi chiếm tỷ lệ 20% trong số những trường hợp mắc lao, trong đó lao hạch là một trong những thể hay gặp nhất, chiếm khoảng 30% đến 45% các thể lao ngoài phổi ^(2,3,4 ). Ở Việt Nam lao hạch trẻ em là thể bệnh gặp nhiều nhất, chiếm hơn 50% trong các thể lao ngoài phổi trẻ em ^5. Lao hạch có thể gặp ở nhiều vị trí trong cơ thể người như hạch trung thất, hạch mạc treo, nhưng thể hay gặp nhất là lao hạch ngoại biên (LHNB) ^6. Bệnh có thể xuất hiện đơn thuần hoặc phối hợp với các thể lao khác, hay gặp nhất là với lao phổi. Các triệu chứng thường kín đáo, xuất hiện từ từ với nhiều hạch nhỏ ở vị trí như cổ, nách, bẹn, hố thượng đòn; có thể có sốt nhẹ hoặc không… ^(8 ). Chính vì tính chất khởi phát như vậy mà bệnh LHNB thường được phát hiện muộn, chỉ khi người chăm sóc trẻ tình cờ nhìn thấy hạch to mới đi khám và được xét nghiệm chẩn đoán. Lao hạch nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, đúng nguyên tắc bệnh có thể khỏi hoàn toàn ^8. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của y học, đã có thêm nhiều phương tiện kỹ thuật mới hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị bệnh lao nói chung và bệnh lao hạch nói riêng. Hiện tại, chưa có nhiều nghiên cứu mới về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cũng như kết quả điều trị lao hạch trẻ em. Với sự nỗ lực của cả ngành y tế nói chung, của Chương trình chống lao quốc gia Việt Nam nói riêng, cũng như sự cam kết của chính phủ, sự tham gia của cộng đồng hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng chẩn đoán và điều trị lao hạch ngoại biên ở trẻ em tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ 2015 - 2019” nhằm 2 mục tiêu: Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng chẩn đoán lao hạch ngoại biên ở trẻ em tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ 2015 – 2019. Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả điều trị lao hạch ngoại biên ở trẻ em tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ 2015 – 2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/995
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0077.pdf
  Restricted Access
1.58 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.