Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/993
Title: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA SỎI NIỆU QUẢN 1/3 DƯỚI CỦA TAMSULOSIN
Authors: ĐÀM, TRUNG KIÊN
Advisor: TS. BS. NGUYỄN, THỊ HƯƠNG
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh sỏi đường tiết niệu hiện là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới. Ước tính tỷ lệ là ở Hoa kỳ là 13%, 5-9% là ở Châu Âu và Châu Á từ 1-5%. Tổng chi phí chi tiêu cho chăm sóc, điều trị sỏi tiết niệu ở Hoa kỳ đang gia tăng hàng năm với chi phí ước tính khoảng 2,1 tỷ đô la trong năm 2000.1 Người ta thấy tỉ lệ sỏi đường tiết niệu tăng lên ở các nước công nghiệp phát triển, và tỉ lệ sỏi đường tiết niệu thấp hơn ở các nước mà nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Tỉ lệ sỏi đường tiết niệu cao ở những vùng khí hậu nóng và khô.2 Còn ở Việt Nam là nước nằm trong vùng vành đai sỏi của thế giới, tỉ lệ sỏi gặp từ 2-12% dân số tùy theo vùng. Theo một số tác giả trong nước, trong số sỏi tiết niệu, sỏi thận chiếm tỉ lệ 84,82%, sỏi niệu quản chiếm 5,36%, bệnh nhân vừa có sỏi thận và sỏi niệu quản chiếm 8,93%, sỏi bàng quang chiếm 0,89%.3 Phần lớn sỏi niệu quản là do sỏi thận rơi xuống (80%), còn lại sinh ra tại chỗ do dị dạng hẹp niệu quản. Sỏi niệu quản tuy chiếm tỷ lệ ít hơn sỏi thận nhưng rất hay gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, ứ nước, ứ mủ, suy thận cấp. Việc điều trị sỏi niệu quản trước đây chủ yếu dựa vào điều trị ngoại khoa với chi phí cao và gây nhiều biến chứng, thường gặp nhất là tình trạng ứ nước hệ tiết niệu sau mổ, nhiễm trùng, chấn thương niệu quản, viêm thận bể thận cấp... Ngày nay, có rất nhiều phương pháp hiện đại điều trị sỏi niệu quản khác nhau như tán sỏi ngược dòng, tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể… cũng đã giải quyết đến 90% sỏi niệu quản và cũng gây ít biến chứng và chỉ còn 10% là phải dùng phương pháp mổ lấy sỏi. Tuy tỉ lệ điều trị bằng các phương pháp trên có những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây, nhưng tỷ lệ biến chứng và chi phí cho việc điều trị còn khá cao. Theo Tomson và các cộng sự đã báo cáo 67% và 75% tái phát sỏi tiết niệu trong vòng 9 năm và 25 năm, tương ứng, 50% những người có sỏi đường tiết niệu sẽ trải qua một hoặc nhiều lần tái phát.4 Do đó, điều trị ban đầu là rất quan trọng, nó không gây nên chấn thương niệu quản, nhiễm trùng huyết do can thiệp gây ra. Đối với sỏi có kích thước 5 đến 10 mm, một phân tích ước tính rằng 47% sẽ được đào thải một cách tự nhiên.5 Hiện tại, các thuốc chẹn α không chọn lọc như alfuzosin và doxazosin và thuốc chẹn α chọn lọc như Tamsulosin là được sử dụng để bài xuất tự phát của sỏi niệu quản dưới hoặc để tạo điều kiện loại bỏ sỏi sau tán sỏi ngoài cơ thể.6 7 8 Ở Hàn quốc và Nhật Bản, Tamsulosin được khuyến cáo đưa vào để điều trị sỏi ở niệu quản. Yêu cầu này được hỗ trợ bởi một số phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng.9 10 11 Ở Việt Nam trước đây một số tác giả đã điều trị tống sỏi niệu quản kết hợp với thuốc giãn cơ và thuốc lợi tiểu. Mặc dù chưa có công bố, phương pháp này được cho là có nhiều nguy cơ. Gần đây, các thuốc chẹn alpha (Tamsulosin) đã được hội tiết niệu Hoa kỳ và Châu âu khuyến cáo trong điều trị nội khoa sỏi niệu quản. Tại Việt Nam, ít có đề tài nào nghiên cứu tác dụng của thuốc chẹn alpha chọn lọc (Tamsulosin) trong điều trị nội khoa sỏi niệu quản. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả điều trị nội khoa sỏi niệu quản 1/3 dưới của Tamsulosin” nhằm hai mục tiêu. 1. Đánh giá kết quả điều trị nội khoa sỏi niệu quản 1/3 dưới bằng Tamsulosin. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị của nhóm bệnh nhân trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/993
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0075.pdf
  Restricted Access
1.32 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.