Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/992
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS.Phạm, Tuấn Cảnh-
dc.contributor.authorKHÚC, THỊ PHƯƠNG-
dc.date.accessioned2021-10-22T15:14:47Z-
dc.date.available2021-10-22T15:14:47Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/992-
dc.description.abstractGiao tiếp là một trong những nhu cầu quan trọng của con người, là điều kiện để tồn tại và phát triển xã hội. Trong đó giao tiếp bằng lời là phương tiện giao tiếp chủ yếu và truyền cảm nhất, phản ánh sự văn minh, tiến hóa của xã hội loại người. Yêu cầu quan trọng nhất đối với giao tiếp bằng lời nói là sự rõ ràng về cách phát âm, về lời nói, sự xác đáng về nội dung, khả năng diễn đạt và trình bày suy nghĩ. Lời nói được hình thành bởi sự phối hợp hài hòa giữa các bộ phận trong cơ thể, trong đó cơ quan đảm bảo chức năng chính trong tạo ra lời nói là thanh quản. Ung thư thanh quản (UTTQ) là u ác tính xuất phát chủ yếu từ lớp biểu mô của thanh quản. Bệnh chiếm khoảng 1,1% tổng số ung thư nói chung, là loại ung thư thường gặp ở đầu mặt cổ 1. Theo thống kê năm 2016, trên toàn thế giới có ước tính có khoảng 13.430 trường hợp ung thư thanh quản mới được chẩn đoán, với khoảng 3620 bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này. Hơn thế nữa, ung thư thanh quản là một trong số ít những ung thư có tỷ lệ sống sau 5 năm giảm trong 40 năm qua, từ 66% xuống còn 63% mặc dù tỷ lệ mắc đang giảm 2. Điều trị UTTQ kinh điển chủ yếu là phẫu thuật, còn xạ trị và hóa trị có thể được sử dụng hỗ trợ, bổ sung cho phẫu thuật 2–4. Tuy nhiên sau phẫu thuật cấu trúc thanh quản của BN bị biến đổi ở nhiều mức độ khác nhau, từ đó chức năng của thanh quản cũng bị ảnh hưởng, trong đó có chức năng phát âm. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những ảnh hưởng của phẫu thuật UTTQ lên chức năng nói, khả năng giao tiếp xã hội của người bệnh, làm giảm khả năng hòa nhập xã hội, mất việc làm, tăng nguy cơ trầm cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh 3,5,6. Những thông tin này sẽ là cơ sở để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân và đưa ra kế hoạch chăm sóc, phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Bảng chỉ số khuyết tật giọng nói VHI ( Voice Handicap Index) ra đời năm 1997 là công cụ hữu hiệu để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân về mặt giọng nói, bởi lẽ chỉ có chính bệnh nhân mới đánh giá đúng mức sự bất lực khi cần sử dụng giọng nói mà họ đã trải qua 7,8. Trong số những bệnh nhân cắt thanh quản bán phần, thì nhóm bệnh nhân cắt thanh quản bán phần trên nhẫn là nhóm có ảnh hưởng nhiều đến giọng nói, liên quan đến cấu trúc giải phẫu, chức năng của hệ thống phát âm còn lại. Sau cắt thanh quản bán phần, không còn dây thanh âm và các cấu trúc đảm bảo sự rung động dây thanh. Tuy nhiên mỗi bệnh nhân sẽ có sự bù trừ, tái tạo để bảo vệ đường thở và phục hồi chức năng. Khả năng nói và nuốt phụ thuộc vào sự di chuyển của sụn phễu còn lại, hoạt động của phần đáy lưỡi và các mô thượng thanh môn còn lại, nó tạo nên phức hợp cơ vòng thanh môn mới có khả năng rung trong quá trình phát âm và bảo vệ đường thở khi nuốt 9. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá thực trạng phát âm của bệnh nhân sau cắt thanh quản bán phần trên nhẫn. Nhưng hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tương tự. Nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá thực trạng phát âm của bệnh nhân cắt thanh quản bán phần trên nhẫn bằng bảng chỉ số khuyết tật giọng nói VHI” với mục tiêu : 1. Đánh giá thực trạng phát âm của bệnh nhân cắt thanh quản bán phần trên nhẫn bằng bảng chỉ số khuyết tật giọng nói VHI. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến phát âm của bệnh nhân cắt thanh quản bán phần trên nhẫn  vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT ÂM CỦA BỆNH NHÂN CẮT THANH QUẢN BÁN PHẦN TRÊN NHẪN BẰNG CHỈ SỐ KHUYẾT TẬT GIỌNG NÓI VHIvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0074.pdf
  Restricted Access
1.94 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.