Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/990
Title: THỰC TRẠNG BỎ ĐIỀU TRỊ METHADONE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI KIM SƠN, NINH BÌNH
Authors: NGUYỄN, CHÍ KIÊN
Advisor: PGS.TS. Trần, Như Nguyên
PGS.TS. Lê, Minh Giang
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ma túy đã và đang là hiểm họa của Việt Nam và toàn thế giới, là nguồn gốc của các loại tội phạm và là bạn đồng hành của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS mà hiện nay vẫn chưa tìm được phương thuốc chữa trị đặc hiệu. Tệ nạn ma tuý là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm mất an toàn xã hội, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, phá vỡ hạnh phúc gia đình, suy thoái nòi giống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia1. Nghiện ma tuý nói chung và nghiện các chất dạng thuốc phiện nói riêng được coi là bệnh mạn tính của não bộ, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị, các giải pháp cai nghiện trước đây hiệu quả không cao, tỷ lệ tái nghiện trên 90% 2,3. Trên thế giới, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đang được coi là giải pháp ưu việt nhất, đã được triển khai từ năm 1965 và mở rộng ra trên 80 quốc gia. Tại Việt Nam, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã được triển khai từ năm 2008. Tính đến 31/12/2019 cả nước có 336 cơ sở điều trị Methadone tại 63 tỉnh, thành phố, điều trị cho hơn 53.000 người bệnh. Điều trị bằng Methadone đã được chứng minh rất hiệu quả trên thế giới và tại Việt Nam, giúp người bệnh giảm và tiến tới ngừng sử dụng ma tuý, cải thiện về sức khoẻ, cải thiện về an ninh, trật tự xã hội, đem lại hiệu quả về kinh tế cho người bệnh, gia đình và cộng đồng...2 Điều trị bằng Methadone là điều trị lâu dài, có kiểm soát, và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, trong đó yếu tố tuân thủ điều trị quan trọng nhất. Một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ điều trị là bệnh nhân đến cơ sở uống thuốc hàng ngày dưới sự giám sát của cán bộ y tế 4,5,6. Vì vậy, cần duy trì bệnh nhân trong chương trình điều trị, hạn chế tình trạng bỏ điều trị để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của chương trình5,7. Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau 10 năm triển khai, có hơn 50% bệnh nhân không còn trong chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone 2 . Đồng thời, chưa có nghiên cứu nào đầy đủ và có hệ thống về thực trạng bỏ điều trị Methadone tại Kim Sơn, Ninh Bình. Từ tình hình trên, em tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng bỏ điều trị Methadone và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân điều trị Methadone tại Kim Sơn, Ninh Bình” với mục tiêu như sau: 1. Mô tả thực trạng bỏ điều trị Methadone của bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2017-2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bỏ điều trị Methadone của bệnh nhân tại Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2017-2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/990
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0072.pdf
  Restricted Access
2.02 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.