Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/988
Title: NGHIẤN CÚU SỬ DỤNG KÍNH NỘI NHÃN TECNIS SYMFONY TRONG PHẪU THUẬT THE THỦY TINH
Authors: PHÙNG, THỊ CHUYÊN
Advisor: TS. Hoàng, Trần Thanh
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh lý đục thể thủy tinh gây mù hàng đầu trên thế giới cũng như Việt Nam. Tại hội nghị phòng chống mù lòa năm 2008 tại Argentina, tổ chức y tế thế giới đã công bố nguyên nhân chính gây mù là do đục thể thủy tinh chiếm 39% và hơn 50% ở các nước đang phát triển, ở Việt Nam con số này lên đến 66,1% trong tổng số các nguyên nhân gây mù. Tính trên tổng dân số theo một nghiên cứu tỷ lệ này là 0,1%. 38 Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trên 50 tuổi chiếm (80%), tuổi càng cao nguy cơ mắc càng lớn. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như đục thể thủy tinh bệnh lý, đục thể thủy tinh do chấn thương, đục thể thủy tinh bẩm sinh,...38. Theo thống kê, 8 tháng đầu năm 2018, cả nước mổ trên 200.000 người bị đục thủy tinh thể, trong đó riêng TP.HCM mổ với trên 53.000 ca. Kết quả phẫu thuật tốt đạt 60% 20.Mục tiêu của chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa, đến năm 2020 VN giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,5%, tăng tỷ lệ mổ đục thủy tinh thể lên 2.500 người/triệu dân 20. Để đạt được mục tiêu này, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật trong ngành nhãn khoa nói chung thì phát triển điều trị đục thể thủy tinh cần được nhân rộng cả về con người cũng như trang thiết bị, máy móc hiện đại. Muốn nâng cao chất lượng thị lực sau mổ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân, việc tìm hiểu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới là bắt buộc, trong đó việc lựa chọn đặt kính nội nhãn phù hợp cho từng bệnh nhân là hết sức cần thiết Kết quả sau phẫu thuật không chỉ dựa trên kỹ thuật mổ, trang thiết bị mà còn phụ thuộc rất lớn vào kính nội nhãn được lựa chon. Cùng với sự phát triển của phẫu thuật đục thể thủy tinh thì nhiều loại kính nội nhãn dần dần ra đời nhằm mục đích tăng thêm sự lựa chọn phù hợp cho phẫu thuật viên và người bệnh 31. Kính nội nhãn đơn tiêu giúp cải thiện thị lực ở một khoảng cách nhất định, còn với các khoảng cách còn lại bệnh nhân phải sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng hỗ trợ. Tuy nhiên kính này có thể sử dụng rộng rãi do đảm bảo độ nhạy cảm tương phản, dễ thích nghi, chi phí phẫu thuật thấp 35. Kính nội nhãn đa tiêu đem lại thị lưc tốt hơn ở nhiều khoảng cách khác nhau, giảm sự phụ thuộc vào kính gọng, nhưng lại hạn chế về độ nhạy cảm tương phản và các cảm giác chủ quan như chói lóa cũng như quầng sáng sau phẫu thuật và chi phí cao hơn so với kính nội nhãn đơn tiêu 15. Hiện nay, trên thế giới xuất hiện kính nội nhãn mới là kính Tecnis symfony bản chất có dải tiêu cự kéo dài, điều này giúp bệnh nhân sau khi phẫu thuật chỉ tiếp nhận một loại ánh sáng đơn sắc hoặc vô sắc nên khả năng thích nghi tốt hơn, các cảm giác chủ quan như chói lóa hay quầng sáng rất ít đồng thời có dải tiêu cự kéo dài nên có thể nhìn vật thể ở nhiều khoảng cách khác nhau 5, 21. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về kính nội nhãn Tecnis Symfony cũng như ứng dụng sử dụng trong phẫu thuật điều trị đục thể thủy tinh cho kết quả thi lực tốt ở nhiều khoảng cách và giảm các cảm giác chủ quan không mong muốn. Còn ở Việt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy báo cáo cụ thể nào về chức năng thi giác của kính nội nhãn Tecnis symfony trong phẫu thuật đục thể thủy tinh và các yếu tố liên quan. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sử dụng kính nội nhãn Tecnis symfony trong phẫu thuật thể thủy tinh” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá chức năng thị giác sau phẫu thuật thể thủy tinh sử dụng kính nội nhãn Tecnis Symfony. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/988
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0070.pdf
  Restricted Access
1.92 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.