Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/987
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Nguyễn, Đăng Vững-
dc.contributor.advisorTS. Lương, Ngọc Trương-
dc.contributor.authorTRẦN, ĐỨC MINH-
dc.date.accessioned2021-10-22T15:06:57Z-
dc.date.available2021-10-22T15:06:57Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/987-
dc.description.abstractBàn tay của chúng ta có vai trò rất quan trọng, là bộ phận chính để chúng ta lao động, để sinh hoạt, để tiếp xúc với đồ vật, có thể nói hầu hết các hành động hằng ngày của chúng ta có liên qua tới bàn tay; vì thế đồng thời với sự quan trọng của bàn tay là rất nhiều bệnh truyền nhiễm gây bệnh nguy hiểm với sự lây nhiễm có liên quan tới bàn tay (bệnh tả, thương hàn, tay chân miệng, bại liệt, sởi, bạch hầu, ho gà…), bàn tay được coi như là yếu tố trung gian truyền bệnh 1. Các đợt dịch do căn nguyên mới bùng phát trong những năm gần đây đem đến những hậu quả hết sức nặng nề về con người cũng như kinh tế. Dịch SAR năm 2005 làm 8422 người nhiễm 774 người chết trong vòng 09 tháng, mới đây nhất là dịch Covid 19 tính đến ngày 19 tháng 11 năm 2020 đã gây nhiễm hơn 56.549.916 người và hơn 1.354.072 người tử vong 2. Trong khuyến cáo phòng lây nhiễm bệnh của hai đợt dịch trên đều có khuyến cáo và hướng dẫn của TCYTTG cũng như của Bộ Y tế Việt Nam nhấn mạnh vấn đề rửa tay bằng xà phòng Vì vậy rửa tay bằng xà phòng được hiểu như liều “vắc-xin” hiệu quả, giúp phòng ngừa hữu hiệu các bệnh lây qua đường dịch tiết hô hấp và đường tiêu hóa 3. Ở Việt Nam, rửa tay là một thực hành vệ sinh quan trọng và thiết yếu được giới thiệu đến học sinh từ lứa tuổi mầm non. Thực hành rửa tay cần phải được duy trì thường xuyên, đúng thời điểm, đúng cách mới thực sự đạt mục đích bảo vệ sức khỏe, dự phòng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và hô hấp. Đối với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), việc hình thành và duy trì các hành vi tốt cho sức khỏe, như thực hành rửa tay, là rất cần thiết 4. Mặc dù giáo dục vệ sinh cá nhân được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường về việc khuyến khích rửa tay với xà phòng sau khi đi tiểu tiện và đại tiện, chỉ có 36% trường học có khu rửa tay và chỉ có 5% có sẵn xà phòng cho việc rửa tay5. Con số này cho thấy nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở nước ta rất lớn. Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước thì các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách rửa tay bằng xà phòng 5. Năm 2007 TCYTTG đã đưa ra khuyến cáo: Vệ sinh tay thường xuyên là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và cũng hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn. Năm 2008 Liên hợp quốc chọn ngày 15-10 hằng năm là ngày: “Thế giới rửa tay với xà phòng” 6. Năm 2009 TCYTTG đã lấy ngày 5-5 hàng năm là ngày phát động chiến dịch:” bảo vệ sự sống: hãy vệ sinh tay” 7. Từ đó tới này, hàng năm Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay ở cả bệnh viện và cộng đồng nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng và nâng cao ý thức vệ sinh tay ở cộng đồng. Trẻ em là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự thay đổi hành vi, là thành phần năng động, nhiệt tình và cởi mở nhất trong xã hội khi tiếp thu ý tưởng mới. Việc các em có thói quen thực hành vệ sinh tay tốt sẽ bảo vệ sức khỏe chính bản thân các em và những người xung quanh. Và hiện nay các em học sinh đã và đang được trang bị những kiến thức và thực hành về vệ sinh tay như thế nào? Với những lí do nêu trên, nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của các em học sinh lứa tuổi THCS là hết sức cần thiết, từ đó góp phần đề xuất những giải pháp nâng cao ý thức, thực hành vệ sinh tay cho các công dân tương lai của đất nước. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về rửa tay của học sinh trường trung học cơ sở Trần Mai Ninh thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa năm 2020 và một số yếu tố liên quan” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về rửa tay của học sinh trường trung học cơ sở Trần Mai Ninh thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về rửa tay của học sinh tại địa điểm nghiên cứu trên năm 2020.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.titleTHỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ THỰC HÀNH RỬA TAY CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN MAI NINH, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUANvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0069.pdf
  Restricted Access
1.74 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.