Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/984
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ PEMBROLIZUMAB TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN MUỘN TẠI BỆNH VIỆN K
Authors: NGUYỄN, THỊ THU HÀ
Advisor: TS Đỗ, Hùng Kiên
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư thường gặp nhất. Theo GLOBOCAN 2018, thế giới có khoảng 2 triệu ca mắc mới UTP và 1,7 triệu trường hợp tử vong. Tại Việt Nam ghi nhận năm 2018 số ca mắc mới là 23,6 nghìn, lớn thứ hai chỉ sau ung thư gan.1 Mô bệnh học của UTP bao gồm hai nhóm chính là UTP không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và UTP tế bào nhỏ (UTPTBN) trong đó UTPKTBN chiếm tỉ lệ 80-85%.2 Phần lớn các bệnh nhân UTP đến viện và được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã lan tràn hoặc có di căn xa. Trước đây, trong điều trị UTPKTBN giai đoạn muộn (giai đoạn tái phát hoặc di căn) hoá chất toàn thân là phương pháp điều trị chủ yếu, tuy nhiên, thời gian sống thêm vẫn không quá 12 tháng.3 Hóa trị gặp phải vấn đề về thiếu tính chọn lọc đặc hiệu trên từng cá thể, tỷ lệ gặp độc tính còn cao. Các thuốc điều trị nhắm vào đích phân tử của tế bào cho hiệu quả cao tuy nhiên chỉ áp dụng chọn lọc trên những bệnh nhân có đột biến và hầu hết ở nhóm ung thư biểu mô tuyến.4 Trong những năm gần đây, những tiến bộ và hiểu biết trong điều trị dựa trên miễn dịch đã mở ra những triển vọng cải thiện kết quả điều trị UTP giai đoạn muộn. Pembrolizumab là một kháng thể đơn dòng gắn với thụ thể PD-1 (programmed cell death-1) trên bề mặt tế bào lympho và ngăn chặn sự tương tác của nó với các thụ thể PD-L1 và PD-L2 tương ứng trên bề mặt tế bào u. Nếu sự kết hợp này xảy ra sẽ làm ức chế hoạt động của tế bào lympho T do thụ thể PD-1 là chốt kiểm soát đáp ứng miễn dịch tế bào. Pembrolizumab thông qua việc cản trở sự gắn kết PD-1 với PD-L1 và PD-L2, làm khôi phục đáp ứng miễn dịch giúp chống lại tế bào ung thư của tế bào T.5 Nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới cho thấy, pembrolizumab giúp cải thiện thời gian sống thêm bệnh không tiến triển và sống thêm toàn bộ so với hoá trị, với khả năng dung nạp tốt.6,7 Nhờ hiệu quả và độ an toàn đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng, thuốc đã được chỉ định điều trị UTPKTBN giai đoạn muộn có bộc lộ thụ thể PD-L1 tại nhiều nước trên thế giới như Hoa Kì, các nước châu Âu, Nhật Bản,…8,9 Ở Việt Nam, pembrolizumab đã được Bộ Y tế cấp phép và bắt đầu sử dụng từ tháng 10/2017 trong điều trị UTPKTBN giai đoạn muộn.10 Tuy nhiên cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu báo cáo kết quả điều trị cũng như tác dụng không mong muốn của thuốc. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả bước đầu điều trị pembrolizumab trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn tại bệnh viện K”, nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị của pembrolizumab trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn từ tháng 10/2017 đến tháng 07/2020. 2. Nhận xét một số tác dụng không mong muốn trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/984
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0066.pdf
  Restricted Access
1.63 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.