Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/979
Title: | NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM XẠ HÌNH XƯƠNG VỚI 99mTc-MDP TRONG BỆNH U NGUYÊN BÀO THẦN KINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG |
Authors: | HOÀNG, VĂN TÁM |
Advisor: | TS.BS. PHẠM, VĂN THÁI |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | U nguyên bào thần kinh (NBTK/Neuroblastoma/NB) là khối u bắt nguồn từ các tế bào của sừng thần kinh nguyên thủy, các tế bào này bình thường phát triển thành tuyến tủy thượng thận và các hạch thần kinh giao cảm. Đây là loại u ác tính ngoài sọ não hay gặp nhất ở trẻ em, chiếm khoảng 8% tổng số các bệnh ung thư ở trẻ em, đứng hàng thứ tư sau bạch cầu cấp, u não và u lympho1,2,3,4 và chiếm 10% tỷ lệ tử vong do ung thư ở trẻ em5,6. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung Ương giai đoạn 2008 đến 2014 có 2485 trẻ ung thư, mỗi năm có khoảng 350 ca mới chẩn đoán, trong đó u nguyên bào thần kinh chiếm 14,2% sau bệnh bạch cầu cấp (47,9%)7. Nguyên nhân của bệnh còn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã thấy vai trò củađột biến nhiễm sắc thể, đột biến các oncogene trong u NBTK, trong đó có Gen MYCN, NTRK1 (tạo nên protein TrkA); gen Anaplastic lymphoma kinase (ALK) và Paired-like Homeobox 2B (PHOX2B) có vai trò trong u NBTK di truyền8. UNBTK có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phụ thuộc vào vị trí và kích thước khối u tiên phát, cũng như biểu hiện do khối u di căn và hội chứng cận u. Vị trí u hay gặp nhất là sau phúc mạc chiếm 65%, phần nhỏ bắt nguồn từ ngực, cổ và tiểu khung9. Vị trí di căn hay gặp nhất là xương, tủy xương, gan và da. Hiếm thấy di căn vào não và phổi. Các hệ thống phân loại u NBTK đã giúp ích rất nhiều cho các nhà lâm sàng trong việc lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp, giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho từng nhóm bệnh cụ thể. Các số liệu thống kê được trích từ ấn phẩm của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tháng 1 năm 2019 cho thấy: Đối với những BN thuộc nhómnguy cơ thấp có tỷ lệ sống thêm sau 5 năm >95%,với những BN thuộc nhóm nguy cơ trung bình tỷ lệ sống thêm sau 5 năm từ 90-95%, trong khi đó những BN thuộc nhóm nguy cơ cao tỷ lệ sống thêm sau 5 năm khoảng 40-50%10. Như vậy việc chẩn đoán có di căn hay không, rất có giá trị trong chẩn đoán giai đoạn bệnh, lập kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh. Một trong các vị trí di căn thường gặp trong u NBTK là xương. Trên thế giới có nhiều kỹ thuật chẩn đoán di căn xương: Chụp X-quang xương, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, xạ hình xương với 99mTc-MDP, ghi hình u NBTK bằng 123I-MIBG và chụp PET/CT. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông thường như X-quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, thường không đánh giá toàn bộ hệ thống xương nên có thể bỏ sót tổn thương di căn xương, đặc biệt ở những bệnh nhân không có triệu chứng đau xương. Xạ hình xương với Technetium-99m Methyl Diphosphonate (99mTc– MDP) là một kỹ thuật ghi hình y học hạt nhân, giúp đánh giá toàn bộ hệ thống xương trong cơ thể, từ đó giúp phát hiện các tổn thương di căn, đánh giá giai đoạn bệnh, lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp và tiên lương bệnh. Ở Việt Nam, kỹ thuật xạ hình xương với 99mTc - MDP đã được ứng dụng trong chẩn đoán di căn xương trong nhiều bệnh ung thư. Tại bệnh viện Nhi trung ương đã sử dụng máy Single Photon Emission Computed Tomography (SPECT) từ năm 2012, để ghi hình xương nói chung và trong bệnh u NBTK nói riêng. Đã có nhiều nghiên cứu về bệnh u NBTK, tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm xạ hình xương với 99mTc - MDP trong u NBTK. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong bệnh u NBTK ở trẻ em. 2. Xác định tỷ lệ di căn xương và đặc điểm hình ảnh xạ hình xương với 99mTc– MDP trong bệnh u NBTK ở trẻ em. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/979 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21THS0061.pdf Restricted Access | 2.36 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.