Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/977
Title: XÁC ĐỊNH TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÁNG KHÁNG SINH CỦA STAPHYLOCOCCUS AUREUS PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG (7/2019 – 6/2020)
Authors: VŨ, BÁ VIỆT PHƯƠNG
Advisor: TS.BS Trần, Quang Cảnh
TS.BS Phạm, Hồng Nhung
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tụ cầu khuẩn là một trong những vi khuẩn gây bệnh được ghi nhận sớm nhất. Trong đó tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) đã được Robert Koch phát hiện năm 1878 phân lập từ mủ ung nhọt. Năm 1880 Louis Pasteur cũng đã phân lập và nghiên cứu về vi khuẩn này. 1 Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam, S.aureus là một trong những căn nguyên gây nhiễm trùng phổ biến trong cộng đồng và cả trong bệnh viện. S.aureus gây nhiều bệnh cảnh đa dạng như mụn nhọt ngoài da, chốc lở ở trẻ nhỏ, hoặc viêm tủy xương, viêm phổi ở mọi lứa tuổi. Nguy hiểm hơn, S.aureus còn gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng nặng đe dọa tính mạng như: viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng huyết, áp xe phổi, viêm màng não mủ hoặc nhiễm trùng nặng trên những người cơ địa đặc biệt. 1,2 Mặt khác khả năng đề kháng kháng sinh của S.aureus cũng diễn biến hết sức phức tạp. Kỷ nguyên kháng sinh hiện đại bắt đầu với sự phát hiện ra penicillin của Sir Alexander Fleming. Năm 1940, penicillin đưa vào sử dụng khiến tỷ lệ nhiễm khuẩn giảm nhanh chóng cho đến khi S.aureus bắt đầu sản xuất men beta-lactamase, phá hủy penicillin. 2,3 Sau đó kháng sinh methicillin giới thiệu vào năm 1959, S.aureus kháng methicillin (MRSA) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1961 và trong gần sáu thập kỷ qua, đã có nhiều đại dịch toàn cầu của các chủng MRSA này. 4,5 Ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu trên cộng đồng thì thấy rằng trong 16 vi khuẩn gây bệnh thường gặp thì tỷ lệ nhiễm S.aureus lên tới 18,5 – 21,7%. 6 Trong một nghiên cứu tại 3 bệnh viện lớn của miền Bắc Việt Nam từ năm 2012-2014, tỷ lệ các chủng MRSA trong nhóm S.aureus cao từ 50,8 – 80,9 %. 7 Ngoài ra khả năng đề kháng các kháng sinh khác của S.aureus cũng rất đáng báo động, kháng nhiều kháng sinh với tỉ lệ rất cao. 8,9 Những năm gần đây cùng với sự ra tăng các chủng MRSA, cũng đã xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn kém nhạy cảm hoặc kháng Vancomycin (VISA và VRSA)10, Vancomycin là kháng sinh quan trọng trong điều trị MRSA. Chính vì vậy MRSA đa kháng là một vấn đề y tế toàn cầu và là một thách thức trong điều trị. Đồng thời với đó là dịch tễ học của các bệnh nhiễm khuẩn do MRSA cũng thường xuyên thay đổi, đề kháng với các kháng sinh thường sử dụng. Tại Việt Nam cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về S.aureus. Tuy nhiên tùy theo khu vực địa lý, khí hậu, từng bệnh viện, từng giai đoạn kết quả có thể khác nhau. Việc xác định được tỉ lệ nhiễm và đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng S.aureus tại bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hải Dương là kênh thông tin nhằm xây dựng chiến lược dự phòng và điều trị hợp lý, xây dựng phác đồ điều trị theo kinh nghiệm; đồng thời khi điều trị hiệu quả sẽ giảm áp lực chọn lọc tự nhiên về đề kháng kháng sinh của S.aureus tại Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hải Dương và khu vực lân cận. Chính vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Xác định tỷ lệ và đặc điểm kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus phân lập được từ bệnh phẩm lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hải Dương (7/2019 – 6/2020)”. Với các mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ Staphylococcus aureus phân lập được tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hải Dương từ tháng 7-2019 đến 6-2020. 2. Xác định mức độ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus phân lập được.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/977
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0059.pdf
  Restricted Access
1.88 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.