Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/962
Title: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ OXY HÓA MÁU TRƯỚC KHỞI MÊ CỦA PHƯƠNG PHÁP PSV/CPAP
Authors: ĐẶNG, XUÂN HUỲNH
Advisor: GS.TS. Nguyễn, Quốc Kính
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ngành gây mê hồi sức đang ngày càng phát triển và có nhiều bước tiến nhằm đảm bảo an toàn, tăng khả năng phục hồi sớm và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chính vì thế, cần tối ưu hóa tất cả các bước trong quá trình gây mê hồi sức để đem lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Trong thực hành gây mê, dự trữ oxy trước khởi mê là thao tác quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong thời gian ngưng thở. Dự trữ oxy tốt cho phép kéo dài thời gian ngừng thở của bệnh nhân mà vẫn duy trì được oxy hóa máu trong giới hạn bình thường, thao tác này đặc biệt quan trọng trong các trường hợp như trong khởi mê nhanh1–4 hoặc trong trường hợp tiên lượng thông khí hay đặt nội khí quản khó và khi bệnh nhân có dự trữ oxy hạn chế, bệnh nhân béo phì5,6 .Bản chất sinh lý của thực hành này là quá trình khử nitơ tại phổi, thay thế lượng nitơ trong thể tích cặn chức năng bằng oxy. Nhờ quá trình này, oxy trong máu động mạch của bệnh nhân vẫn đủ để cung cấp cho tổ chức trong thời gian ngừng thở7–11. Thông thường, dự trữ oxy được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân thở tự nhiên với FiO2 100% trong 3 phút5,12,13. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cho bệnh nhân hít thở với nồng độ oxy cao trước khởi mê được chứng minh có đem lại hiệu quả14–16, tuy nhiên, dự trữ oxy với nồng độ oxy quá cao trong các phế nang sẽ gây xẹp phổi do hấp thụ O217. Do đó một số tác giả đã áp dụng thở CPAP trong tiền mê để tối ưu hóa hiệu quả dự trữ oxy18 và hạn chế xẹp phổi19. Tuy nhiên các nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp này còn ít. P.Harbut và cộng sự (2014) nghiên cứu trên 44 bệnh nhân thì thấy rằng kết hợp PSV 5 cm H2O/CPAP 5 cm H2O trong quá trình dự trữ oxy đem lại hiệu quả oxy hóa tốt hơn cho bệnh nhân20. R.Laopakdee (2018) nghiên cứu trên 90 bệnh nhân thì thấy rằng việc kết hợp PSV 4 cm H2O/CPAP 4 cm H2O trong quá trình dự trữ oxy làm tăng dự trữ oxy cơ thể21. Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Hồng Lê và Nguyễn Quốc Kính đã nghiên cứu và áp dụng thường quy PSV trong gây mê mask thanh quản tự thở ở bệnh nhi với kết quả ổn định về hô hấp và độ mê22, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp PSV/CPAP trong khởi mê. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiệu quả oxy máu trước khởi mê của phương pháp PSV/CPAP” với hai mục tiêu sau: 1. So sánh khả năng dự trữ oxy phế nang và hiệu quả oxy hóa máu trước khởi mê của phương pháp PSV 5cmH2O/CPAP 5cmH2O so với phương pháp tự thở FiO2 100% trong 3 phút. 2. Đánh giá ảnh hưởng lên EtCO2, PaCO2 và một số tác dụng không mong muốn của hai phương pháp này.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/962
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0043.pdf
  Restricted Access
1.37 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.