Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/953
Title: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP VẬN ĐỘNG KHÔNG XUNG LỰC TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG CẤP
Authors: TRẦN, TRUNG TÍN
Advisor: PGS.TS. DƯƠNG, TRỌNG NGHĨA
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Đau vùng thắt lưng (Low back pain – Lombalgie), là thuật ngữ để chỉ các triệu chứng đau khu trú tại vùng giữa khoảng xương sườn 12 và nếp lằn liên mông, một hoặc hai bên.1,2,3 Đây là một hội chứng xương khớp hay gặp nhất trong thực hành lâm sàng,1 tỷ lệ thay đổi tùy theo từng nước, song nói chung có tới 70 - 85% dân số bị ít nhất một lần đau vùng thắt lưng trong đời. Tại Mỹ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động của phụ nữ dưới 45 tuổi, là lý do thứ hai khiến bệnh nhân đi khám bệnh, là nguyên nhân nằm viện đứng thứ năm và đau vùng thắt lưng đứng thứ ba trong số các bệnh phải phẫu thuật.2 Có nhiều nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng. Trong đó, đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học chiếm 90 – 95% các trường hợp đau vùng thắt lưng, diễn biến thường lành tính.2 Theo Y học cổ truyền, đau vùng thắt lưng có bệnh danh là “Yêu thống”, do nhiều nguyên nhân gây ra: Hàn thấp, thấp nhiệt, huyết ứ, can thận hư.4 Có nhiều phương pháp điều trị đau vùng thắt lưng bằng Y học hiện đại cũng như Y học cổ truyền. Y học hiện đại chủ yếu sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu như dùng thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ hoặc thuốc an thần kết hợp hồng ngoại, sóng ngắn, vận động trị liệu...2 Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm… gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Y học cổ truyền cũng có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả như thuốc sắc thang, châm cứu, giác hơi, xoa bóp, bấm huyệt, tác động cột sống…hoặc kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại như điện châm, thủy châm, cấy chỉ...4,10 Trong đó điện châm là một phương pháp được áp dụng phổ biến trên lâm sàng và đã khẳng định được hiệu quả điều trị. Y học điều trị bằng tay là một phương pháp đặc thù để điều trị những rối loạn chức năng của hệ vận động, mà đó là một thương tổn gây hạn chế khả năng lao động. Phương pháp này phổ biến ở Mỹ và châu Âu, đã phát triển mạnh trong nhiều thập kỷ trở lại đây, được phân loại thành liệu pháp vận động, liệu pháp thần kinh cơ, liệu pháp điểm kích thích, đào tạo các bài tập tự luyện tập tại nhà. Trong đó liệu pháp vận động bao gồm vận động không xung lực và vận động có xung lực. Phương pháp vận động có xung lực tuy rất thịnh hành nhưng gây ra sự hoài nghi bởi những tiếng kêu rắc rắc và những động tác nắn vào khớp. Vận động không xung lực tỏ ra hiệu quả và được chỉ định trong các trường hợp đau và hạn chế vận động, là các triệu chứng hay gặp trong đau vùng thắt lưng.5 Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu điều trị đau vùng thắt lưng bằng các phương pháp kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá tác dụng phối hợp của phương pháp điện châm và phương pháp vận động không xung lực trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp vận động không xung lực trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp” với hai mục tiêu sau : 1. Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp với phương pháp vận động không xung lực trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của các phương pháp can thiệp trên lâm sàng.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/953
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0034.pdf
  Restricted Access
2.74 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.