Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/952
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM THANH QUẢN DO NẤM BẰNG THUỐC KHÁNG NẤM ITRACONAZOLE
Authors: NGUYỄN, THỊ TRANG
Advisor: PGS.TS. Lương, Thị Minh Hương
Issue Date: 2020
Abstract: Viêm thanh quản (VTQ) là tổn thương tại niêm mạc thanh quản do nhiều nguyên nhân gây ra. VTQ do nấm là một hình thái viêm thanh quản đặc hiệu do căn nguyên là các vi nấm, bệnh có xu hướng ngày càng tăng trên người suy giảm miễn dịch và ngay cả người có sức khỏe bình thường1. Nhiều yếu tố được xem như liên quan đến sự phát triển của VTQ do nấm như các bệnh gây suy giảm miễn dịch hệ thống gồm bệnh ác tính, HIV2, điều trị hóa chất, tia xạ3, đái tháo đường và các yếu tố dẫn đến suy giảm hàng rào niêm mạc tại chỗ như sử dụng các loại thuốc corticoid đường hít, kháng sinh dài ngày4, lạm dụng giọng nói, trào ngược họng thanh quản, hút thuốc 5…có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh. Trên thế giới đã có nhiều báo cáo về các trường hợp lâm sàng viêm thanh quản do nấm và đã định danh được nhiều loài nấm gây bệnh như Candida, Aspergillus, Cryptococcus, Blastomyces, Histoplasma6,7,8,9. Theo Thrasher, tỷ lệ VTQ do nấm tại Mỹ chiếm tổng số 2% tổng số các bệnh nấm vùng đầu, mặt, cổ10. Tại Việt Nam, do đặc điểm phân bố về dịch tễ của các giống nấm, các nghiên cứu trước đây ở nước ta chỉ gặp 2 giống nấm gây bệnh là Candida và Aspergillus11,12. Nước ta là một nước nhiệt đới, cùng với sự gia tăng dân số nhanh chóng, kèm theo tình trạng ô nhiễm khói bụi môi trường, đặc biệt là lạm dụng kháng sinh…làm cho tình trạng nhiễm nấm nói chung và VTQ do nấm nói riêng có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, do triệu chứng lâm sàng còn nghèo nàn, đánh giá tổn thương thanh quản còn khó khăn nên nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như ung thư, lao thanh quản, bạch sản thanh quản… Trên thế giới, báo cáo về bệnh VTQ do nấm chỉ bao gồm các trường hợp lâm sàng riêng lẻ, chưa có hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị. Đa số các tác giả đều điều trị bằng các thuốc kháng nấm đường uống và cho kết quả tốt6, 7 . Năm 2004, Lương Thị Minh Hương đã xây dựng được quy trình chẩn đoán và điều trị VTQ do nấm, có giá trị khoa học và thực tiễn cao trong điều trị bệnh12. Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị nấm, trong đó Itraconazole là một dẫn xuất triazol, có phổ kháng nấm rộng trên cả Candida và Aspergillus, dung nạp tốt qua đường uống, được nhiều tác giả lựa chọn để điều trị VTQ do nấm và mang lại kết quả điều trị tốt1,12,13,14. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình nấm kháng thuốc ngày càng cao đã có báo cáo những bệnh nhân VTQ do nấm tử vong15 và dịch tễ học của các giống nấm có nhiều thay đổi. Nhằm mục đích đánh giá mức độ nhạy cảm của Itraconazole trong điều trị VTQ do nấm hiện nay ở nước ta, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: ‘‘Đánh giá kết quả điều trị viêm thanh quản do nấm bằng thuốc kháng nấm Itraconazole’’. Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm thanh quản do nấm. 2. Đánh giá kết quả điều trị viêm thanh quản do nấm bằng thuốc kháng nấm Itraconazole.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/952
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0033.pdf
  Restricted Access
2.02 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.