Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/951
Title: ĐÁNH GIÁ TỒN LƯU KHÁNG THỂ PHÒNG BỆNH SỞI Ở TRẺ TỪ 5 ĐẾN 7 TUỔI TẠI HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI NĂM 2020
Authors: NGUYỄN, BÁ ĐOÀN
Advisor: TS. Đặng Thị, Thanh Huyền
TS. Hoàng Thị, Hải Vân
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Sởi (ICD-10 B05) là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm gây ra bởi vi rút sởi. Bệnh lây qua đường hô hấp, có tính lây truyền cao và khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hoặc tử vong, đặc biệt ở nhóm trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng 1. Trước khi vắc xin sởi được giới thiệu và đưa vào sử dụng từ năm 1963, sởi là bệnh khá phổ biến trên thế giới và được cho là nguyên nhân của 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm 2,3. Vắc xin sởi đã được triển khai tại hầu hết các nước từ hơn 30 năm qua, góp phần giảm đáng kể số mắc và biến chứng do sởi. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong giai đoạn 2000 – 2018, vắc xin sởi đã giúp ngăn chặn 23,2 triệu ca tử vong trên toàn cầu 3. Cũng theo WHO, chiến lược hàng đầu để đạt được mục tiêu thanh toán bệnh sởi là duy trì tỷ lệ tiêm 2 mũi vắc xin sởi đạt tỷ lệ cao với trên 95% cộng đồng có miễn dịch phòng bệnh mới có thể cắt đứt sự lây truyền vi rút sởi và loại trừ bệnh sởi 4. Tại Việt Nam, mũi vắc xin phòng sởi cho trẻ 9 tháng tuổi đã được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) từ năm 1984. Năm 2006, mũi thứ hai vắc xin sởi được tiêm cho trẻ 6 tuổi và điều chỉnh lịch xuống 18 tháng tuổi từ năm 2011 5. Nhờ tỷ lệ tiêm các mũi sởi liên tục đạt cao từ 90 – 95%, cùng với nhiều chiến dịch tiêm bổ sung hiệu quả, tỷ lệ mắc sởi năm 2018 đã giảm hơn 70 lần so với thời điểm bắt đầu triển khai (2,4-150,5/100.000 dân) 6. Tuy vậy, hàng năm vẫn có khoảng từ 5%-10% số trẻ sẽ bỏ lỡ ít nhất 1 trong 2 mũi vắc xin sởi và con số này sẽ được tích tụ, lớn dần qua các năm, trở thành nhóm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch sởi. Thực tế, Việt Nam vẫn ghi nhận những vụ dịch sởi bùng phát với hàng ngàn đến chục ngàn trường hợp như năm 2008, 2014, 2019. Theo báo cáo của Dự án TCMR từ năm 2010 - 2019, bệnh sởi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có xu hướng gia tăng ở nhóm trẻ trên 5 tuổi. Số ca mắc sởi ở trẻ từ 5 tuổi trở lên trong 3 năm gần đây chiếm từ 36,2% đến 40,6% 6-8. Việc triển khai đề tài nghiên cứu về miễn dịch với sởi ở nhóm trẻ em độ tuổi đi học từ 5 đến 7 tuổi là rất cần thiết để có đầy đủ dẫn chứng về khoảng trống miễn dịch, trên cơ sở đó Dự án TCMR trình Bộ Y tế xem xét triển khai hoạt động kiểm tra tiền sử tiêm chủng vắc xin sởi khi nhập học và tiêm bổ sung cho những trẻ bị sót mũi trong các năm tới. Trong hơn 10 năm qua, chưa có đánh giá huyết thanh về bệnh sởi nào trên nhóm tuổi này được thực hiện, đặc biệt tại các địa phương miền núi, nơi còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tiêm chủng. Huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là một trong những địa phương đáp ứng được những tiêu chí này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá tồn lưu kháng thể phòng bệnh sởi ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2020”, với hai mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ trẻ từ 5 đến 7 tuổi có nồng độ kháng thể phòng bệnh sởi đạt ngưỡng bảo vệ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nồng độ kháng thể phòng bệnh sởi cao ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/951
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0032.pdf
  Restricted Access
2.46 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.