Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/950
Title: ĐẶC ĐIỂM MÁU NGOẠI VI VÀ TỦY XƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN SỐT CÓ GIẢM TẾ BÀO NGOẠI VI TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Authors: NGUYỄN, BÁ CUNG
Advisor: TS. NGUYỄN, NGỌC DŨNG
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Sốt là sự gia tăng thân nhiệt vượt quá biến thiên hàng ngày bình thường và xảy ra cùng với gia tăng của điểm chuẩn dưới đồi. Khi nhiệt độ chuẩn vùng dưới đồi tăng lên, tế bào thần kinh ở trung khu vận mạch được kích hoạt và sự co mạch bắt đầu. Trước hết ta thấy sự co mạch ở bàn tay, bàn chân. Sự chuyền hướng máu từ ngoại vi đến các cơ quan bên trong chủ yếu làm giảm sự mất nhiệt do da, và ta cảm thấy lạnh. Rét run làm cho cơ tăng tạo nhiệt có thể bắt đầu lúc này, tuy nhiên, cơ thể không cần run khi các cơ chế bảo tồn nhiệt làm tăng nhiệt độ máu đầy đủ. Sự tạo nhiệt từ gan cũng tăng. Ở loài người, các bản năng ứng xử (như mặc quần áo nhiều hơn hay đắp chăn…) làm giảm bề mặt tiếp xúc, do đó làm thân nhiệt tăng. Các quá trình bảo tồn nhiệt và tạo nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt độ máu chảy đến tế bào thần kinh vùng dưới đồi ngang bằng với nhiệt độ mới chỉnh lại. Khi điểm chuẩn vùng dưới đồi được chỉnh lại thấp hơn thì các quá trình thoát nhiệt qua giãn mạch và đổ mồ hôi bắt đầu. Thay đổi ứng xử trong thời gian này là cởi bớt quần áo hay bớt chăn mềm... Sự thoát nhiệt do đổ mồ hôi và giãn mạch tiếp tục cho đến khi nhiệt độ máu ở vùng dưới đồi ngang bằng với nhiệt độ mới chỉnh lại.1,2 Sốt kéo dài (FUO) được định nghĩa từ năm 1961 bởi Petersdorf và Beeson, là trường hợp bệnh nhân (BN) có thời gian sốt ít nhất 3 tuần với thân nhiệt ≥ 38,3◦C trong hầu hết các ngày và vẫn chưa có chẩn đoán chắc chắn sau 1 tuần thăm khám và làm các xét nghiệm thăm dò tích cực.3,4 Nghiên cứu của Trương Thị Vân và cộng sự 5 từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011 trên 74 trẻ nhập viện tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung ương về FUO >14 ngày cho thấy: bệnh nhiễm khuẩn 53 BN (chiếm 71,6%), bệnh mô miễn dịch (viêm khớp thiếu niên, Kawasaki) 5 BN (chiếm 6,8%), hội chứng thực bào tế bào máu 1 BN (chiếm 1,4%), neuroblastome 1 BN (chiếm 1,4%), không tìm thấy nguyên nhân 14 BN (chiếm 18,9%). Các chỉ số tế bào trong máu ngoại vi và tủy xương phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng sinh lý hoặc một số bệnh lý của cơ thể trong đó có sốt kéo dài. Do đó xét nghiệm máu và tủy xương cung cấp những bằng chứng sớm nhất về các thay đổi tình trạng sức khỏe và tiến triển bệnh lý và gợi ý các nguyên nhân gây rối loạn chức năng tạo máu tại tủy xương. Tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương tiếp nhận mỗi năm rất nhiều bệnh nhân nhập viện với chẩn đoán FUO.6 Việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh gặp nhiều khó khăn, thời gian chẩn đoán bệnh sốt chưa rõ nguyên nhân thường kéo dài ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh, ảnh hưởng đến kinh tế và tinh thần người bệnh lẫn gia đình người bệnh. Ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về FUO và căn nguyên của nó. Tuy nhiên, các nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm tế bào máu và tủy xương trên bệnh nhân FUO chưa nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm máu ngoại vi và tủy xương trên bệnh nhân sốt có giảm tế bào máu ngoại vi tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương năm 2019-2020” với hai mục tiêu cụ thể sau: 1. Mô tả đặc điểm máu ngoại vi ở bệnh nhân sốt có giảm tế bào máu ngoại vi được chỉ định xét nghiệm huyết tủy đồ tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2019-2020. 2. Nhận xét tế bào tủy xương trên bệnh nhân sốt có giảm tế bào máu ngoại vi tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2019 -2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/950
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0031.pdf
  Restricted Access
2.1 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.