Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/947
Title: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VIÊN “DẠ DÀY HĐ” TRÊN BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN
Authors: NGUYỄN, ANH CHIẾN
Advisor: TS. NGÔ, QUỲNH HOA
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD: Gastro Esophageal Reflux Disease) theo hội nghị đồng thuận Châu Á - Thái Bình Dương (năm 2002) là: “Một bệnh lý do chất chứa trong dạ dày thường xuyên trào ngược vào thực quản gây nên các triệu chứng ợ nóng/nóng ngực (heart burn) và những triệu chứng khác”.1 GERD là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất, ảnh hưởng đến 10 - 20% dân số châu Âu và kể từ thập niên 90 đến nay có chiều hướng gia tăng đáng kể, tần suất mắc bệnh ngày càng cao ở các nước châu Á.2 Đây là một vấn đề tuy không mới nhưng vẫn không ngừng biến đổi về diện mạo trong lĩnh vực dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị. GERD là một bệnh lành tính ít dẫn đến tử vong nhưng có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc trưng bởi các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, đau thượng vị, đau ngực không do tim, ho kéo dài, viêm thanh quản... Hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán GERD, chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng (Bảng điểm GERD Q), điều trị thử bằng các thuốc ức chế bơm proton (PPIs), nội soi dạ dày - thực quản, đo pH thực quản….3 Mục tiêu điều trị chủ yếu làm giảm nhẹ các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, làm lành sẹo các trường hợp viêm thực quản nặng, ngừa tái phát và các biến chứng loét, chảy máu, chít hẹp thực quản, thực quản barrett’s, ung thư thực quản.4 Điều trị GERD có thể bằng chế độ ăn và sinh hoạt, nội khoa và ngoại khoa. Một trong những phương pháp hay được áp dụng nhất hiện nay là dùng các thuốc thuộc nhóm PPIs vừa hiệu quả lại an toàn.5 Theo y học cổ truyền (YHCT), GERD được xếp vào chứng Vị quản thống, Vị khí nghịch, ác toan, ẩu thổ.6 Từ những năm 1977 - 1978, bệnh viện YHCT Hà Đông đã dùng bài thuốc gồm 5 vị thuốc (Lá khôi, Ô tặc cốt, Hương phụ, Sa nhân, Mộc hương) dưới dạng tán thành bột theo tỷ lệ nhất định của Lương y Kim Ngọc Nhụ với tên gọi “Bột Dạ Dày” có tác dụng sơ can, hòa vị giáng nghịch, lý khí chỉ thống để điều trị các bệnh lý về dạ dày nói chung. Tuy nhiên nhược điểm chính của “Bột Dạ Dày” rất khó uống, bệnh nhân (BN) dễ bỏ điều trị khi bệnh đã đỡ. Chính vì vậy bệnh viện đã tiến hành nghiên cứu (NC) chuyển dạng thành viên hoàn cứng “Dạ Dày HĐ”. Chế phẩm đã được đánh giá an toàn trên thực nghiệm độc tính cấp và bán trường diễn. Hiện nay đã có rất nhiều NC về bệnh sinh và hiệu quả điều trị GERD nhưng phần lớn là các NC của y học hiện đại (YHHĐ). Viên “Dạ Dày HĐ” bắt nguồn từ sản phẩm YHCT là rất cần thiết, vừa sử dụng được nguồn thuốc y học dân tộc vừa giảm gánh nặng điều trị cho BN. Mặt khác tác dụng của từng vị thuốc trong viên “Dạ Dày HĐ” theo YHCT cũng tác động một phần vào cơ chế gây bệnh GERD như trung hòa acid dịch vị. Vì vậy nhằm mục đích đánh giá rõ hơn tác dụng của chế phẩm sau khi chuyển dạng trên các bệnh lý dạ dày nói chung cũng như bệnh lý GERD nói riêng. Chúng tôi bước đầu tiến hành NC đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VIÊN “DẠ DÀY HĐ” TRÊN BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN. Với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng điều trị của viên “Dạ Dày HĐ” trên bệnh nhân trào ngược dạ dày - thực quản. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của viên “Dạ Dày HĐ” trên lâm sàng.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/947
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0028.pdf
  Restricted Access
2.02 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.