Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/944
Title: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO MỦ SAU DẪN LƯU NÃO THẤT TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Authors: ĐOÀN, THỊ QUÝ
Advisor: TS. NGUYỄN, XUÂN HÙNG
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Quá trình phẫu thuật sọ não kèm theo đặt ống dẫn lưu làm phá vỡ cấu trúc của da đầu, xương sọ, màng não và nhu mô não, tạo ra sự thông thương của nhu mô não với môi trường bên ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật như: Nhiễm khuẩn vết mổ, viêm màng não, viêm não thất, viêm phúc mạc và các biến chứng về tiêu hóa. Viêm màng não sau phẫu thuật thần kinh là một bệnh lý nặng, tỷ lệ tử vong cao, di chứng thần kinh nặng nề dẫn đến kéo dài thời gian nằm viện và chi phí.1,2,3 Tỷ lệ viêm màng não sau phẫu thuật thần kinh dao động 0,3% đến 8,6%.4,5,6 Tỷ lệ này phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật, tình trạng y tế và việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng tại đơn vị phẫu thuật.7,8,9,10 Tỷ lệ viêm màng não sau đặt thiết bị dẫn lưu dịch não tủy dao động từ 4% đến 17% trong dẫn lưu não thất ổ bụng, 0% đến 22% đối với dẫn lưu não thất ra ngoài và 0,8% đến 7% đối với dẫn lưu thắt lưng.6,11,12,13,14 Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật dẫn lưu thường xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật.11,12 Các biểu hiện lâm sàng của viêm màng não mủ sau dẫn lưu não thất thường không rõ ràng có thể xuất hiện với một vài hoặc không có triệu chứng, trong một số trường hợp sốt là biểu hiện chính, các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn hay rối loạn ý thức chỉ xuất hiện khi nhiễm trùng gây ra tắc nghẽn dẫn lưu làm tăng áp lực nội sọ.11,15 Đôi khi bệnh diễn biến ở những bệnh nhân sau phẫu thuật đang điều trị tại các đơn vị hồi sức vì vậy việc đánh giá các biểu hiện lâm sàng trên các bệnh nhân này gặp nhiều khó khăn, dễ bỏ sót. Do đó, ảnh hưởng lớn đến vấn đề chẩn đoán, kết quả điều trị và chi phí nằm viện của bệnh nhân. Viêm màng não sau dẫn lưu não thất là một yếu tố nguy cơ đáng kể nâng tỷ lệ tử vong từ 17% lên 40%.15 Vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh nhân bị viêm màng não sau dẫn lưu não thất, định hướng được căn nguyên và lựa chọn phác đồ điều trị theo kinh nghiệm phù hợp khi chưa có kết quả nuôi cấy hoặc nuôi cấy không tìm ra căn nguyên nhằm điều trị có hiệu quả, giảm tỷ lệ tử vong và di chứng sau viêm màng não. Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có một số nghiên cứu về vấn đề này, tại Việt Nam các nghiên cứu còn hạn chế, các nghiên cứu chủ yếu thực hiện ở trẻ em. Để góp phần thêm trong cái nhìn về viêm màng não nủ sau đặt dẫn lưu não thất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm màng não mủ sau dẫn lưu não thất, tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương. 2. Nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân viêm màng não mủ sau dẫn lưu não thất.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/944
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0025.pdf
  Restricted Access
1.76 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.