Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/936
Title: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NGƯỜI LỚN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG T7/2019-T7/2020
Authors: NGUYỄN, THỊ THÚY HẬU
Advisor: PGS.TS. Bùi, Vũ Huy
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Sốt xuất huyết dengue (SXHD) là bệnh do virus Dengue gây nên, lan truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus. Sốt xuất huyết dengue (SXHD) là bệnh có tính chất toàn cầu, được coi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lan truyền nhanh nhất trong số những căn bệnh do muỗi truyền. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca SXHD được báo cáo tăng hơn 8 lần trong hai thập kỷ qua, từ 505.430 ca năm 2000, lên hơn 2,4 triệu ca năm 2010 và 4,2 triệu ca năm 2019. Số ca tử vong được báo cáo giữa năm 2000 và 2015 tăng từ 960 lên 4032. SXHD phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam là một trong những nước có số người mắc bệnh cao nhất.1 Tại Việt Nam, SXHD có mặt ở khắp các vùng miền trên cả nước. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt có thể gây ra những vụ dịch lớn vào mùa mưa.2 Trong những năm gần đây Việt Nam ghi nhận 2 vụ dịch lớn năm 2009 và 2017 với số ca mắc lần lượt 16090 và hơn 58000 ca (chỉ tính nửa đầu năm 2017).3,4 Từ đầu năm 2019 đến 7/7/2019, Việt Nam ghi nhận hơn 96.000 trường hợp bệnh sốt xuất huyết trong đó có 7 trường hợp tử vong, tỉ lệ tử vong là 0.007%. So với cùng kỳ năm 2018, số trường hợp bệnh tăng hơn 3 lần, vượt quá ngưỡng cảnh báo của số trường hợp bệnh trung bình 5 năm trước.5 Bệnh cảnh lâm sàng của SXHD rất đa dạng và khó dự đoán. Trong khi nhiều trường hợp nhiễm virus Dengue chỉ gây ra bệnh nhẹ, bệnh có thể diễn biến nặng dẫn tới sốc giảm thể tích do thoát huyết tương, suy tạng nặng hay xuất huyết nặng…nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Sốt xuất huyết dengue nặng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong ở một số nước Châu Á và Châu Mỹ Latinh.1 Từ năm 2009, để phục vụ tốt hơn việc tiên lượng và theo dõi bệnh nhân, WHO đã phân loại các trường hợp nhiễm virus Dengue thành SXHD, SXHD có dấu hiệu cảnh báo (DHCB) và SXHD nặng.6 Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết dengue nặng ở mỗi vụ dịch là khác nhau và đặc biệt cao ở các nghiên cứu năm 2017.7–9 Đặc điểm dấu hiệu cảnh báo nặng ở bệnh nhân của mỗi vụ dịch cũng có những sự khác biệt đáng kể. Với mong muốn tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh SXHD, từ đó tìm hiểu các dấu hiệu dự báo ở bệnh nhân SXHD nặng vụ dịch năm 2019 chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân sốt xuất huyết dengue người lớn điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương T7/2019-T7/2020” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ở người lớn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ T7/2019-T7/2020. 2. Tìm hiểu các dấu hiệu dự báo bệnh sốt xuất huyết Dengue nặng ở người lớn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ T7/2019- T7/2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/936
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0018.pdf
  Restricted Access
2.86 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.