Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/931
Title: GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA KHOẢNG TRỐNG ANION Ở BỆNH NHÂN NHIỄM TOAN CHUYỂN HÓA TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Authors: NGUYỄN, TIẾN MẠNH
Advisor: Phạm, Văn Thắng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Nhiễm toan là một quá trình xảy ra do sự tích lũy acid hoặc mất base. Nhiễm toan lại chia thành nhiễm toan chuyển hóa và nhiễm toan hô hấp.Trong đó nhiễm toan chuyển hóa chiếm 1 tỉ lệ không hề nhỏ. Theo A. Durward và cộng sự có đến 46% số trẻ em nhập khoa ICU bị toan chuyển hóa1. Một nghiên cứu khác của NaPa và cộng sự thì số trẻ em bị toan chuyển hóa là 27%2. Bình thường pH trong tế bào được duy trì từ 7,35-7,45 bởi hoạt động của phổi, thận và các hệ đệm trong cơ thể3. Điều hòa thăng bằng toan kiềm chính là điều hòa nồng độ ion H+ của các dịch cơ thể hay nói cách khác sự duy trì cân bằng acid base trong giới hạn bình thường cũng là sự duy trì nồng độ ion H+ trong giới hạn cho phép. Những thay đổi của ion H+ dù rất nhỏ so với bình thường cũng đủ gây ra các phản ứng lớn bên trong tế bào. Vì vậy điều hòa ion H+ là một trong các khía cạnh cơ bản duy trì hằng định nội môi4 5. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến toan chuyển hóa với các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nhiễm toan nặng có thể gây nhiều biến chứng và dẫn đến tử vong nhanh chóng. Tuy vậy nếu được phát hiện kịp thời và xử lí đúng bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn. Để xác định nguyên nhân của toan chuyển hóa có thể dùng nhiều phương pháp. Một trong những công cụ đắc lực đó chính là AG. AG được tính bằng hiệu số giữa các cation đo được và các anion đo được. Ở nước ngoài có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng khoảng trống anion để đánh giá cũng như để tiên lượng khả năng tử vong của bệnh nhân bị nhiễm toan chuyển hóa tại các bệnh viện và tại các khoa điều trị tích cực. Theo Min Jung Kim và cộng sự thì không có sự khác biệt khi so sánh khả năng dự báo tỉ lệ tử vong của AG so với những thang điểm như PIM2, PIM3 hay PRISM36. Theo Lee SB và cộng sự, AG cao cũng là một trong những yếu tố tiên lượng tử vong ở những bệnh nhân bị ngộ độc thuốc trừ sâu7. Ở nước ta đã có một số nghiên cứu về tình trạng nhiễm toan chuyển hóa ở trẻ em tại khoa Điều trị tích cực. Theo Phí Đức Long và Phạm Văn Thắng, tỉ lệ nhiễm toan chuyển hóa chiếm 51% tổng số trẻ nhiễm toan tại PICU8. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu về việc sử dụng khoảng trống anion để tìm kiếm nguyên nhân, đánh giá điều trị và tiên lượng tử vong ở những bệnh nhân bị toan chuyển hóa. Vậy khoảng trống anion có giá trị tiên lượng cho bệnh nhân nặng nhập khoa Điều trị tích cực hay không? Để góp phần đánh giá vai trò của AG trong thực hành lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Giá trị tiên lượng của khoảng trống anion ở bệnh nhân nhiễm toan chuyển hóa tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương” với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ, một số nguyên nhân nhiễm toan chuyển hóa theo khoảng trống anion tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Xác định giá trị tiên lượng bệnh nhân nhiễm toan chuyển hóa theo khoảng trống anion.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/931
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0013.pdf
  Restricted Access
1.96 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.