Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/930
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ CHỈ ĐỊNH CẮT CỤT CHI DƯỚI
Authors: NGUYỄN, THỊ BÍCH
Advisor: NGUYỄN, QUANG BẢY
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến cắt cụt chi dưới như biến chứng thần kinh ngoại vi (BCTKNV), bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD), suy thận, kiểm soát đường máu kém. Người ta ước tính những người bị bệnh ĐTĐ có nguy cơ cắt cụt chi dưới cao gấp 20 lần so với những người không mắc ĐTĐ1. Loét bàn chân liên quan đến ĐTĐ đã được báo cáo với tỷ lệ mắc hàng năm là 2% và nguy cơ suốt đời là 25% và được coi là nguyên nhân chính của cắt cụt chi dưới không do chấn thương2. Bàn chân đái tháo đường thường bắt đầu bằng một vết loét nhỏ. Phần lớn tổn thương loét (60 - 80%) sẽ lành, trong khi 10 -15% trong số đó sẽ tái phát và tối đa 24% trong số đó cuối cùng sẽ dẫn đến cắt cụt chi 3,4. Loét chân do ĐTĐ và cắt cụt chi là một gánh nặng lớn cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Theo một phân tích kinh tế y tế được thực hiện tại Hoa Kỳ, loét bàn chân đái tháo đường có liên quan đến việc tăng 9 tỷ USD lên 13 tỷ USD chi phí trực tiếp hàng năm, do đó tăng gấp đôi chi phí chăm sóc bệnh tiểu đường 5. 85% các trường hợp cắt cụt chi khởi đầu bởi loét chân, tỉ lệ sống còn 5 năm sau cắt cụt chân < 50%. Nhiều nghiên cứu cho thấy phát hiện sớm có thể ngăn ngừa 40 – 85% các trường hợp cắt cụt chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ6. Cắt cụt chi là biến cố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thời gian sống của bệnh nhân. Cắt cụt chi kèm theo tăng nguy cơ tái cắt cụt chi cùng bên, cắt cụt chi đối bên và tăng tỉ lệ tử vong trong 3-5 năm đầu sau cắt cụt chi. Có nhiều yếu tố thúc đẩy làm tăng nguy cơ cắt cụt chi đã được nhận biết: nhiễm trùng, tắc mạch chi dưới, BCTKNV, độ sâu vết loét, diện tích vết loét, kiểm soát đường huyết, thời gian mắc bệnh ĐTĐ... Ngoài ra các bệnh lí kèm theo như suy thận cũng ảnh hưởng đến tiên lượng vết loét và chỉ định cắt cụt chi. Tại các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, loét bàn chân và cắt cụt chi do ĐTĐ là nguyên nhân rất thường gặp. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều các nghiên cứu khác nhau về các đặc điểm tổn thương loét bàn chân cũng như bước đầu nghiên cứu, áp dụng các phương pháp điều trị liền vết loét mới…6–8. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh viện trên toàn quốc còn thiếu các trang thiết bị chẩn đoán, thiếu đội ngũ chuyên môn sâu điều trị tổn thương này. Phát hiện các yếu tố nguy cơ có liên quan tới tổn thương loét bàn chân và cắt cụt chi có vai trò quan trọng trong việc cảnh báo và dự phòng loét cho bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc giúp các bác sĩ tuyến trước có quyết định chuyển viện sớm hơn để bệnh nhân được điều trị chuyên khoa sớm và hiệu quả hơn. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường có chỉ định cắt cụt chi dưới” với 2 mục tiêu 1. Nhận xét các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường có chỉ định cắt cụt chi dưới. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ cắt cụt chi ở nhóm đối tượng nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/930
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0012.pdf
  Restricted Access
2.19 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.