Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/929
Title: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG Ở TRẺ EM DO CHẤN THƯƠNG
Authors: SONETHALA, MANIVONG
Advisor: Bùi, Huy Mạnh
Issue Date: 2020
Abstract: Máu tụ ngoài màng cứng (NMC) là khối máu tụ nằm giữa mặt trong xương sọ và mặt ngoài màng cứng có hình ảnh thấu kính 2 mặt lồi trên CLVT. Là một cấp cứu ngoại khoa chiếm khoảng 1% đến 3% các trường hợp chấn thương sọ não nhập viện ở trẻ em1. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây do sự phát triển của quá trình đô thị hóa dẫn đến tỉ lệ tai nạn giao thông tăng đáng kể, trong đó không ít trường hợp trẻ em có tình trạng máu tụ ngoài màng cứng. Theo thống kê tại bệnh viện Việt Đức hàng năm có trên 10.000 trường hợp chấn thương sọ não do tai nạn giao thông phải nhập viện. Máu tụ ngoài màng cứng có nguyên nhân phần lớn là do các chấn thương. Ở trẻ em trong nhóm tuổi từ 0 đến 9 tuổi thường do nguyên nhân ngã cao, tuy nhiên trẻ trên 9 tuổi lại có liên quan nhiều hơn đến tai nạn giao thông đường bộ2. Trong đó, những trường hợp tụ máu ngoài màng cứng do tai nạn giao thông thường nặng và hay đi kèm với những tổn thương phối hợp như chấn thương cột số cổ, chấn thương ngực, bụng hay gãy xương. Kết quả làm những trường hợp này thường có tiên lượng xấu. Máu tụ ngoài màng cứng được chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng và phim chụp cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não. Tuy nhiên, ở trẻ em các triệu chứng lâm sàng đôi khi mơ hồ hoặc khó thăm khám dẫn đến một số trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Trong những năm gần đây cắt lớp vi tính sọ não ngày càng phổ biến và được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán máu tụ ngoài màng cứng, không những giúp chẩn đoán sớm mà còn cung cấp cho các bác sĩ các thông tin chính xác về vị trí, tính chất của khối máu tụ và những tổn thương kèm theo. Điều trị phẫu thuật và điều trị bảo tồn là hai phương pháp chính trong điều trị bệnh nhân máu tụ ngoài màng cứng do chấn thương. Trong đó, điều trị phẫu thuật chiếm khoảng 40% tổng số trường hợp máu tụ ngoài màng cứng2. Hiệu quả điều trị phẫu thuật với máu tụ ngoài màng cứng do chấn thương kịp thời giúp cứu sống nhiều bệnh nhân và giúp giảm thiểu các di chứng thần kinh, mức độ tàn phế của bệnh nhân qua đó cải thiện các hoạt động sống hàng ngày và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân 3, 4, 5. Những trường hợp khối máu tụ nhỏ, không có chèn ép nhu mô não thì có chỉ định điều trị bảo tồn. Máu tụ ngoài màng cứng ở trẻ em thường có kết quả điều trị tốt. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng và di chứng; đặc biệt ở trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương do đang trong giai đoạn phát triển về thể chất, tinh thần và vận động. Trong đó, nhiều di chứng nặng nề như chậm phát triển trí tuệ, yếu liệt nửa người và những di chứng khác dẫn đến trẻ khó hòa nhập vào cộng đồng. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Vân tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2002 trên 168 trẻ máu tụ ngoài màng cứng cho thấy sau điều trị có 64,9% trẻ phục hồi hoàn toàn, 29,8% trẻ để lại di chứng nhẹ và 3,6% để lại di chứng nặng. Trong những năm gần đây do sự phát triển của y học cũng như chất lượng chăm sóc y tế mà những trường hợp máu tụ ngoài màng cứng ở trẻ em có tiên lượng tốt hơn. Để cung cấp các hông tin cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán, điều trị cũng như tiên lượng bệnh cho những trường hợp máu tụ ngoài màng cứng ở trẻ em; chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kết quả điều trị phẫu thuật máu tụ ngoài màng cứng ở trẻ em do chấn thương” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và cắt lớp vi tính máu tụ ngoài màng cứng ở trẻ em do chấn thương. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật máu tụ ngoài màng cứng ở trẻ em do chấn thương.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/929
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0011.pdf
  Restricted Access
1.99 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.