Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/917
Title: | KHẢO SÁT TÌNH HÌNH LƯU HÀNH VÀ TỶ LỆ MANG GEN KHÁNG KHÁNG SINH CỦA V. PARAHAEMOLYTICUS PHÂN LẬP TỪ MỘT SỐ ĐẦM NUÔI THỦY SẢN VÀ TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY |
Authors: | PHẠM VĂN, CHIỂN |
Advisor: | NGUYỄN ĐỒNG, TÚ NGUYỄN TRỌNG, TUỆ |
Issue Date: | 2020 |
Abstract: | V. parahaemolyticus cũng là một trong những căn nguyên hàng đầu gây bệnh ở thủy sản và là chủng xuất hiện nhiều nhất trong đầm nuôi thủy sản và các sản phẩm thủy sản của loài Vibrio spp. 4 Ở Việt Nam, kháng sinh đang được sử dụng rất rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản với nhiều mục đích như kích thích sự tăng trưởng, phòng bệnh, điều trị bệnh. Đặc tính kháng kháng sinh của các vi sinh vật trong môi trường nước nuôi trồng thủy sản có được là do kháng sinh được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh cho thủy sản, một số kháng sinh được trộn vào thức ăn thủy sản, khi đó kháng sinh này sẽ tồn lưu trong cơ thể thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản. Những vi sinh vật đã kháng được kháng sinh có thể truyền gen kháng kháng sinh từ thế hệ này sang thế hệ khác (chuyển gen theo chiều dọc) hoặc chuyển gen kháng kháng sinh từ loài vi sinh vật này sang loài vi sinh vật khác (chuyển gen theo chiều ngang). Việc sử dụng kháng sinh không đúng liều, sai loại thuốc hay lạm dụng thuốc trong chăn nuôi thủy sản đã góp phần tạo ra nhiều chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus kháng kháng sinh. Động vật hoặc con người ăn các loại thực phẩm còn tồn lưu kháng sinh, lượng kháng sinh đó sẽ được chuyển vào cơ thể với liều lượng thấp sẽ tạo cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh cho người kháng lại kháng sinh này, làm giảm hiệu quả khi bị bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe của động vật và con người. Kháng kháng sinh (AMR) hiện nay là mối đe dọa sức khỏe con người nghiêm trọng và đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Ở nhiều nơi trên thế giới không có liệu pháp kháng sinh hiệu quả dành cho các bệnh nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng và tốc độ phát triển của kháng sinh mới hiện đang ở mức thấp đáng báo động. 6 Nhiều loại kháng sinh được sử dụng thường xuyên không còn hiệu quả để kiểm soát nhiễm trùng. Sử dụng rộng rãi và lạm dụng kháng sinh trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi được coi là yếu tố chính dẫn đến sự xuất hiện và lan rộng của AMR. Chủng vi khuẩn đa kháng thuốc (MDR) là một thách thức mới nổi lên khi một tế bào vi khuẩn trở nên kháng với nhiều loại kháng sinh. Sự phát triển của các chủng vi khuẩn MDR có thể đạt được thông qua một số cơ chế như đột biến DNA nhiễm sắc thể, bất hoạt enzyme, biến đổi cũng như liên hợp. 7 Dư lượng kháng sinh có trong môi trường cũng có thể dẫn đến áp lực lựa chọn cho vi khuẩn AMR. Trong nuôi trồng thủy sản, kháng sinh được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của các sinh vật dưới nước và kiểm soát nhiễm khuẩn. Quản lý kháng sinh vào thức ăn và nước là một cách làm thông thường để cải thiện tăng trưởng sản xuất và điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây bệnh. Một số loài Vibrio được biết là gây nhiễm trùng ở cá thủy sinh và sử dụng rộng rãi kháng sinh trước đây đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể sự xuất hiện của các loài Vibrio AMR trong số đó có các chủng V. parahaemolyticus. 8 Chính vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát tình hình lưu hành và tỷ lệ mang gen kháng kháng sinh của V. parahaemolyticus phân lập từ một số đầm nuôi thủy sản và trên bệnh nhân tiêu chảy”. Với các mục tiêu: 1. Phân lập các chủng V. parahaemolyticus và xác định gen độc lực của vi khuẩn V. parahaemolyticus phân lập được tại một số Đầm nuôi thủy sản và trên bệnh nhân tiêu chảy tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. 2. Xác định mức độ nhạy cảm kháng sinh và tỷ lệ mang gen kháng kháng sinh của vi khuẩn V. parahaemolyticus phân lập được tại một số Đầm nuôi thủy hải sản và trên bệnh nhân tiêu chảy tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/917 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21THS0007.pdf Restricted Access | 1.81 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.