Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/866
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. LÊ THÀNH, XUÂN-
dc.contributor.advisorTS. PHẠM HỒNG, VÂN-
dc.contributor.authorTRỊNH THỊ HƯƠNG, GIANG-
dc.date.accessioned2019-09-16T08:15:58Z-
dc.date.available2019-09-16T08:15:58Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/866-
dc.description.abstractHội chứng cổ vai cánh tay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm [1],[2]. Nguyên nhân thường gặp là do thoái hóa cột sống cổ với biểu hiện lâm sàng là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng [3],[4],[5]. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm hoặc mất khả năng lao động và hiệu quả công việc ở người trưởng thành, vì vậy việc điều trị bệnh lý này đang ngày càng được quan tâm tại các cơ sở y tế [1],[6]. Thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép vào các rễ, dây thần kinh làm tổn thương các tế bào Schwann sản xuất myelin. Tái tạo và bảo vệ bao myelin sau tổn thương thần kinh là một yếu tố cơ bản trong điều trị phục hồi bệnh lý thần kinh ngoại biên. Núcleo C.M.P. Forte là sự kết hợp các Nucleotide cytidine monophosphat (CMP) và Uridin triphosphat (UTP), có tác dụng tái tạo bao myelin, phục hồi lại bao myelin đã bị mất đi, được khuyến cáo dùng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tổn thương thần kinh ngoại biên có căn nguyên xương khớp [7]. Theo Y học cổ truyền (YHCT), hội chứng cổ vai cánh tay được xếp vào phạm vi chứng Tý đã được mô tả rất rõ ràng trong các y văn cổ. Nguyên nhân do phong, hàn, thấp tà xâm nhập vào cơ thể nhân khi chính khí hư suy, làm khí huyết vận hành trong kinh lạc bị trở trệ không thông mà sinh bệnh. Phép chữa phải khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc nhằm khôi phục lại sự cân bằng âm dương, nâng cao chính khí, đuổi tà khí, làm cho khí huyết lưu thông [8]. Về điều trị hội chứng cổ vai cánh tay, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị làm giảm các triệu chứng như: Y học hiện đại (thuốc giảm đau, giãn cơ, phong bế thần kinh…) và Y học cổ truyền (thuốc sắc và các phương pháp không dùng thuốc: điện châm, thủy châm, cứu ngải, xoa bóp bấm huyệt…) kết hợp phục hồi chức năng (hồng ngoại, siêu âm, sóng ngắn…) [9],[10]. Điện châm, xoa bóp bấm huyệt là các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của Y học cổ truyền, đã góp phần không nhỏ trong điều trị các chứng đau nói chung và khôi phục lại tầm vận động của cổ, vai, cánh tay trong hội chứng cổ vai cánh tay nói riêng. Thủy châm (tiêm thuốc vào huyệt) là phương pháp điều trị kết hợp giữa dùng thuốc của Y học hiện đại với phương pháp châm của Y học cổ truyền, đã được nghiên cứu ứng dụng điều trị chứng đau trong hội chứng cổ vai cánh tay và đem lại kết quả khả quanvi
dc.language.isovivi
dc.publisherĐH Y Hà Nộivi
dc.subjecthội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châmvi
dc.subjectxoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy châm Núcleo C.M.Pvi
dc.titleĐánh giá hiệu quả điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy châm Núcleo C.M.Pvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Trịnh Thị Hương Giang CH YHCT.docx
  Restricted Access
1.27 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.