Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/849
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS. TS. Phạm Mạnh, Hùng-
dc.contributor.authorNGUYỄN CÔNG, THÀNH-
dc.date.accessioned2019-09-12T03:28:34Z-
dc.date.available2019-09-12T03:28:34Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/849-
dc.description.abstractBệnh lý tim mạch và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là hai trong ba nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2016, trong tổng số 56,9 triệu người tử vong trên thế giới thì bệnh lý thiếu máu cơ tim, đột quỵ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, ước tính có 18,2 triệu người chết trên toàn thế giới [1]. Bệnh lý tim mạch là bệnh đi kèm rất phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chiếm khoảng 30% tổng số bệnh nhân tử vong trong nhóm bệnh này [2]. Mặc dù những dữ liệu xác định mối quan hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh động mạch vành, cơ chế còn chưa được giải thích đầy đủ, tuy nhiên động mạch vành và BPTNMT đều có chung những yếu tố nguy cơ cao như: hút thuốc lá, tuổi cao, lối sống ít vận động, người ta nhận ra rằng những yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh tim mạch ở bệnh nhân BPTNMT là tình trạng nhiễm trùng, rối loạn chức năng nội mô tim mạch, mô phổi, hay tăng độ cứng thành mạch đều làm gia tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân BPTNMT. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đã được chẩn đoán BPTNMT trước đây là khoảng 10-17%, tuy nhiên con số thực sự có thể cao hơn do còn nhiều thiếu sót trong chẩn đoán BPTNMT [2]. So với các nhóm yếu tố nguy cơ khác như đái tháo đường, tăng huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim thì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính lại ít được chú ý hơn, mặc dù BPTNMT khá phổ biến, có ảnh hưởng đến 1,5% dân số châu Âu, tỷ lệ đúng trong thực tế có thể lên tới 10% do nhiều bệnh nhân chưa được chẩn đoán. Trong một xã hội phát triển, yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là tình trạng hút thuốc lá, tuổi cao, ngoài ra còn bao gồm một số yếu tố nguy cơ khác như: ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà, tình trạng dinh dưỡng nghèo nàn, thu nhập thấp. Các nghiên cứu với một loạt thiết lập nghiên cứu khác nhau đã cho thấy đa số bệnh nhân BPTNMT không tử vong do bệnh lý hô hấp, mà nguyên nhân tử vong chủ yếu lại do bệnh lý tim mạch, ước chừng chiếm khoảng 30% [2]. Ngoài ra tỷ lệ tử vong sau nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân BPTNMT cao hơn so với nhóm bệnh nhân không mắc BPTNMT. Trong một nghiên cứu tại Anh dựa trên dữ liệu của 1,2 triệu bệnh nhân trên 35 tuổi có gần 30000 bệnh nhân mắc BPTNMT cũng chỉ ra rằng tỉ lê mắc bệnh lý động mạch vành cao gấp 5 lần so với nhóm không mắc BPTNMT [3]. Theo nghiên cứu của Kieran J.Rothnie (2008), có thấp nhất 33% các trường hợp BPTNMT có bằng chứng của nhồi máu cơ tim cũ, tuy nhiên không được chẩn đoán ra trước đó. Do các triệu chứng của BPTNMT ưu thế hơn so với triệu chứng của nhồi máu cơ tim, có thể làm chậm lại quá trình chẩn đoán, dẫn tới kéo dài thời gian tái tưới máu hơn ở bệnh nhân nhồi so với bệnh nhân không mắc BPTNMT [2]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hội chứng vành cấp tương đối nhiều, tuy nhiên số lượng nghiên cứu về đặc điểm đặc điểm tổn thương động mạch vành và kết quả can thiệp đông mạch vành trên bệnh nhân BPTNMT mắc hội chứng vành cấp còn hạn chế. Với mong muốn đạt được tối ưu hóa trong can thiệp mạch vành và điều trị nội khoa, tiên lượng bệnh nhân cũng như tìm hiểu kết quả can thiệp động mạch vành cho bệnh nhân hội chứng vành cấp có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhvi
dc.language.isovivi
dc.publisherĐH Y Hà Nộivi
dc.subjectcan thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hội chứng vành cấpvi
dc.titleĐặc điểm lâm sàng, tổn thương động mạch vành và kết quả sớm can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hội chứng vành cấpvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
NGUYỄN CÔNG THÀNH_TMACH TV.docx
  Restricted Access
1 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.