Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/843
Title: Đánh giá kết quả điều trị bước một ung thư phổi giai đoạn IV bằng erlotinib tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Authors: PHƯƠNG NGỌC, ANH
Advisor: PGS.TS. Lê Trung, Thọ
Keywords: điều trị bước một ung thư phổi giai đoạn IV bằng erlotinib
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Ung thư phổi (UTP) là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp tử vong liên quan đến ung thư ở cả hai giới trên toàn thế giới. Theo GLOBOCAN 2018, năm 2018 có 2.093.876 người mắc mới (chiếm 11.6%) và 1.761.007 (chiếm 18.4%) người tử vong do ung thư phổi [1]. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ sống thêm 5 năm với bệnh nhân ung thư phổi chỉ chiếm 4-17% tùy theo giai đoạn và sự khác biệt khu vực [2]. Từ trước những năm 1980 việc điều trị UTP chủ yếu dựa vào các liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ. Việc đưa vào các loại hóa chất thế hệ 2 phối hợp với Platinum được coi là liệu pháp căn bản cho UTP từ những năm thập niên 90 của thế kỉ 20 đem lại nhiều lợi ích được ghi nhận, thời gian sống thêm không bệnh tiến triển và thời gian sống thêm toàn bộ. Ở giai đoạn bệnh tiến triển, bằng liệu pháp hóa chất căn bản có thể giúp kéo dài thời gian sống thêm toàn bộ cho người bệnh từ 6,7- 8,5 tháng tính chung cho các phác đồ hóa chất so với nếu chỉ chăm sóc giảm nhẹ thì thời gian sống thêm chỉ 4,0-5,1 tháng [3]. Đầu thế kỉ 21 ghi nhận thêm rất nhiều bước tiến trong liệu pháp điều trị UTP, bắt đầu với hiệu quả đã được chứng minh với Bevacizumab khi sử dụng đi kèm với các phác đồ hóa chất cơ bản, tiếp theo là hiệu quả vượt trội với thời gian sống thêm không bệnh tiến triển của các loại thuốc điều trị nhắm trúng đích và gần nhất là lợi ích của việc kéo dài thời gian sống thêm toàn bộ với các điều trị bằng liệu pháp miễn dịch [3]. Trong các thuốc điều trị nhắm trúng đích thì các thuốc nhắm trúng đích nhóm ức chế Tyrosin kinase receptor (TKI) của các thụ thể yếu tố phát triển biểu mô (EGFR) là phổ biến nhất và việc điều trị bằng nhóm thuốc này phụ thuộc vào sự xuất hiện của đột biến gen EGFR. Tỷ lệ đột biến gen EGFR nhậy thuốc từ dữ liệu phân tích trên 456 nghiên cứu với 30 466 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ đột biến khoảng 32.3%, trong đó khoảng 38.4% với bệnh nhân ở Trung Quốc và 14.1% với bệnh nhân ở châu Âu, tần suất đột biến EGFR cao ở khu vực châu Á, bệnh nhân nữ và không hút thuốc [4]. Erlotinib (Tarceva) là thuốc dùng đường uống ức chế tyrosin kinase receptor (TKI) của thụ thể yếu tố phát triển biểu mô (EGFR) đã được chứng minh đem lại lợi ích sống còn cho bệnh nhân UTPKTBN [5], [6] thông qua một số thử nghiệm lâm sàng. Vai trò của Erlotinib đã được khẳng định giúp kéo dài thời gian sống thêm không bệnh tiến triển (STKTT) cho bệnh nhân UTPKTBN có đột biến gen EGFR là 13.1 tháng so với 4.6 tháng với nghiên cứu OPTIMAL và 9.4 tháng so với 5.2 tháng tại nghiên cứu EURTAC. Với hiệu quả và độ an toàn đã được chứng minh, tới nay Erlotinib được chỉ định điều trị UTPKTBN giai đoạn muộn có đột biến EGFR nhạy cảm thuốc tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, Erlotinib (Tarceva) đã được bắt đầu được sử dụng từ năm 2009 trong điều trị UTPKTBN giai đoạn muộn sau khi thất bại với hoá chất và năm từ 2011 được sử dụng cho điều trị bước 1. Tại Bệnh viện Phổi Trung ương, thuốc đích Erlotinib (Tarceva) được sử dụng từ khi thuốc bắt đầu có ở Việt Nam nhưng hiện nay, chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu quả của thuốc trên đối tượng này
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/843
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
NGỌC ANH-CAO HỌC 26 UNG THƯ.docx
  Restricted Access
34.82 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.