Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/840
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Lê Ngọc, Hà-
dc.contributor.authorNGUYỄN HẢI, HOÀNG-
dc.date.accessioned2019-09-09T08:35:08Z-
dc.date.available2019-09-09T08:35:08Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/840-
dc.description.abstractXương là một trong những vị trí di căn thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Việc phát hiện sớm di căn xương có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân [1]. Tại Mỹ, hàng năm có trên một triệu ca ung thư mới mắc, trong đó ước tính khoảng 300.000 - 400.000 bệnh nhân ung thư có di căn xương [2]. Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân ung thư ngày càng tăng, mặc dù chưa có thống kê chính thức về số ca có di căn xương nhưng do phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn nên thường có tỷ lệ di căn xương cao hơn so với ở các nước phát triển. Di căn xương không những làm giảm thời gian sống thêm của bệnh nhân mà còn gây ra các biến chứng như gãy xương bệnh lý, tăng canxi máu và chèn ép tủy sống, làm giảm chất lượng cuộc sống, gia tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân [1]. Hiện nay, có nhiều phương pháp để chẩn đoán di căn xương. Trong các xét nghiệm cận lâm sàng, chụp X quang là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng độ nhạy, độ đặc hiệu thấp. Trên phim X quang, người ta thường chỉ phát hiện được những tổn thương xương có thay đổi mật độ từ 30-50% [3]. Chính vì vậy, tổn thương thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Sinh thiết xương làm giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán. Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn, khó thực hiện nếu tổn thương ở sâu hoặc ở vị trí khó sinh thiết. Ngoài ra, nếu lấy mẫu không chính xác sẽ cho kết quả âm tính giả. Bên cạnh CT, MRI, PET/CT có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, một trong những phương pháp kinh điển mà ngày nay được sử dụng phổ biến là xạ hình xương toàn thân. Xạ hình xương toàn thân có độ nhạy cao, khảo sát được toàn bộ hệ xương nhưng độ đặc hiệu còn chưa cao do không xác định được chính xác vị trí, hình thái của tổn thương xương. Trên thực hành y học hạt nhân, để tăng độ tin cậy của chẩn đoán, các bác sĩ cần phân tích hình ảnh xạ hình xương dựa trên vị trí tổn thương, đặc điểm lâm sàng và có thể phải đối chiếu với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như Xquang, CT, MRI. Sự ra đời của SPECT/CT đã khắc phục được một số nhược điểm này do có sự kết hợp giữa hình ảnh chuyển hóa và hình ảnh hình thái, cấu trúc. Chụp SPECT (chụp cắt lớp vi tính đơn photon) cho hình ảnh 3 chiều: chiều cắt ngang (transverse), cắt đứng dọc (sagittal) và cắt đứng ngang (coronal) kết hợp với hình ảnh của CT chỉ trong một lần chụp. Mặc dù chỉ là CT liều thấp nhưng đã góp phần gia tăng khả năng định vị chính xác vị trí tổn thương, đặc biệt là những tổn thương kích thước nhỏ, ở sâu mà xạ hình xương toàn thân khó xác định được [4] [5] [6]. Hơn nữa, việc định lượng giá trị hấp thu chuẩn (SUV) trên SPECT/CT mang lại những thông tin về chuyển hoá với độ tin cậy cao ngay cả khi chưa có sự thay đổi về mặt hình thái của tổn thương [7]. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa SUV với hình thái tổn thương xương trên CT, định lượng SUV được nhận định như một dấu ấn sinh học trong ung thư [8] [9]. Đồng thời, các nghiên cứu này cũng đã mở ra nhiều hướng đi mới trong việc đánh giá đáp ứng sau điều trị [10] [11]. Tại Việt Nam, một số cơ sở đã trang bị máy SPECT/CT. Tuy nhiên, số lượng đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn khá hạn chế.vi
dc.language.isovivi
dc.publisherĐH Y Hà Nộivi
dc.subjectSPECT/CT của các tổn thương di căn xương.vi
dc.titleNghiên cứu đặc điểm hình ảnh tổn thương di căn xương của bệnh nhân ung thư trên xạ hình SPECT/CTvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
HOANG - UThu.doc
  Restricted Access
7.55 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.