Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/837
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorGS.TS. Lê Ngọc, Thành-
dc.contributor.authorNGUYỄN TÔ, HOÀNG-
dc.date.accessioned2019-09-05T08:41:46Z-
dc.date.available2019-09-05T08:41:46Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/837-
dc.description.abstractThông liên nhĩ là dị tật tim bẩm sinh (TBS) do khuyết vách liên nhĩ ở phần giữa hoặc xung quanh hố bầu dục dẫn đến thông thương giữa nhĩ phải và nhĩ trái [1],[2]. Một trong những bệnh tim bẩm sinh thường gặp, theo thống kê trên thế giới tỉ lệ mắc bệnh TBS từ 5¬¬¬ – 8‰, trong đó thông liên nhĩ (TLN) chiếm khoảng từ 5 – 10%, tỉ lệ nam/nữ là 1/2 [3]. Bệnh nhân TLN thường có các triệu chứng lâm sàng rất kín đáo do đó thường bị bỏ sót chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành, khi mà các triệu chứng lâm sàng thường đã rất rõ ràng hoặc các biến chứng do TLN gây ra như: rối loạn nhịp tim (ngoại tâm thu nhĩ, rung nhĩ, cuồng nhĩ, ...), tăng áp động mạch phổi (ĐMP) ở các mức độ khác nhau (nhất là sự tiến triển thành hội chứng Eisenmenger), suy tim... làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ người bệnh. Đóng lỗ TLN ở trẻ em thường được chỉ định ở độ tuổi 4 đến 5 tuổi, tuy nhiên có những trẻ cần được đóng lỗ thông sớm từ rất sớm [4],[5]. Điều trị TLN trong những năm gần đây chủ yếu là can thiệp đóng lỗ thông bằng dụng cụ qua da. Đây là phương pháp điều trị mới, hiện đại có rất nhiều ưu điểm so với các phương pháp mổ mở vá TLN trước đây. Ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn, ít đau đớn, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên đóng lỗ TLN bằng dụng cụ qua da ở trẻ nhỏ dưới 10 kg vẫn còn là một thách thức lớn do những khó khăn về kỹ thuật, có nguy cơ biến chứng cao[6],[7]. Ngoài ra đóng TLN bằng dụng cụ không phải lúc nào cũng thực hiện được mà cần có những tiêu chuẩn nhất định về vị trí giải phẫu và các gờ của lỗ thông. Vì vậy phẫu thuật đóng lỗ thông với tuần hoàn ngoài cơ thể vẫn là một trong những lựa chọn để đóng lỗ thông cho trẻ dưới 10 kg. Có nhiều đường tiếp cận trong phẫu thuật đóng TLN. Đường mổ kinh điển là mở dọc xương giữa xương ức với ưu điểm phẫu trường rộng thuận lợi cho các thao tác phẫu thuật. Ngoài ra các đường mở ít xâm lấn cũng được áp dụng: mở thấp 1/3 dưới xương ức, mở ngực phải, mở cạnh ức…với mục tiêu giảm bớt sang chấn và đảm bảo thẩm mỹ cho người bệnh. Phẫu thuật ít xâm lấn hiện nay đang là một xu hướng phát triển trên toàn thế giới mang lại nhiều lợi ích như: ít đau đớn, hồi phục nhanh,giảm nguy cơ nhiễm trùng, tính thẩm mỹ cao, bệnh nhân ít mặc cảm về bệnh tật … Ở nhóm trẻ nhỏ dưới 10 kg, phẫu thuật đóng TLN ít xâm lấn có những đặc điểm riêng. Hiện nay,trong nước chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả phẫu thuật vá TLN bằng phương pháp ít xâm lấn ở nhóm đối tượng này.vi
dc.language.isovivi
dc.publisherĐH Y Hà Nộivi
dc.subjectphẫu thuật ít xâm lấn vá thông liên nhĩ qua đường mở ngựcvi
dc.titleKết quả phẫu thuật ít xâm lấn qua đường mở ngực phải vá thông liên nhĩ ở trẻ dưới 10 kg tại bệnh viện Evi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
NGUYEN TO HOANG CH Ngoại.doc
  Restricted Access
2.4 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.