Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/817
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. PHẠM MẠNH, HÙNG-
dc.contributor.authorTRẦN VIỆT, ANH-
dc.date.accessioned2019-09-04T03:50:20Z-
dc.date.available2019-09-04T03:50:20Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/817-
dc.description.abstractNhồi máu cơ tim cấp là tình trạng thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả của tắc nghẽn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành. Bệnh sinh chủ yếu là do sự không ổn định, nứt vỡ của mảng xơ vữa và hình thành huyết khối gây tắc nghẽn hoàn toàn nhánh động mạch vành gây nên nhồi máu cơ tim cấp; tắc nghẽn không hoàn toàn gây nên cơn đau thắt ngực không ổn định [1]. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã nhấn mạnh rằng đây là một trong những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ hàng đầu ở cả các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới [2]. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc nhồi máu cơ tim cấp đang có xu hướng tăng lên rất nhanh [3]. Các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp thường tử vong chủ yếu là do các biến chứng sớm và nếu qua khỏi giai đoạn này cũng thường để lại một số biến chứng đôi khi rất nặng nếu không được điều trị một cách thỏa đáng. Các biến chứng sớm của nhồi máu cơ tim cấp có rất nhiều, thường dẫn đến tử vong, bao gồm các rối loạn nhịp tim, suy tim cấp, biến cố cơ học. Tuy nhiên một trong những rối loạn không thường gặp nhưng đôi khi lại dẫn đến những biến cố nguy hiểm trong hoặc sau nhồi máu cơ tim cấp, đó là tình trạng rối loạn của một số chất điện giải [4]. Rối loạn điện giải trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại thời điểm nhập viện (admission imbalance electrolytes) hiện là vấn đề chưa thực sự được quan tâm trong thực hành lâm sàng. Một số nghiên cứu của nước ngoài như của Shilpa Patil và cộng sự [5] đã cho thấy bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tỉ lệ giảm natri máu là 20 %, giảm kali máu là 21%, giảm canxi máu là 41 % tại thời điểm nhập viện; bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên tỉ lệ giảm natri máu là 7 %, giảm kali máu là 3 %, giảm canxi máu là 8 % tại thời điểm nhập viện, trong khi đó tỉ lệ tăng nồng độ các chất điện giải natri, kali và canxi máu xuất hiện với một tỉ lệ rất thấp ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại thời điểm nhập viện. Nghiên cứu của Goyal và cộng sự [6] cho thấy bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ở thời điểm nhập viện ti lệ giảm kali máu là 9,9 %; trong đó kali máu giảm nhiều (kali máu < 3,0 mmol/l) thì tỉ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp xuất hiện các rối loạn nhịp thất nguy hiểm và tử vong nội viện trong vòng 12-24h là 46 %. Nghiên cứu của Hulting.J [7] thì cho thấy tỉ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ở thời điểm nhập viện kali máu < 3,8 mmol/l xuất hiện rung thất trong vòng 12h đầu là 5,4 %. Tại Việt Nam, vấn đề rối loạn điện giải ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại thời điểm nhập viện còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết.vi
dc.language.isovivi
dc.publisherĐH Y Hà Nộivi
dc.subjectnhồi máu cơ tim cấpvi
dc.titleKhảo sát tình trạng điện giải máu lúc nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại viện Tim Mạch – bệnh viện Bạch Maivi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
TRẦN VIỆT ANH CH TIM MACH.doc
  Restricted Access
2.38 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.