Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/799
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS. Nghiêm Nguyệt, Thu-
dc.contributor.advisorPGS.TS. Trần Thị Phúc, Nguyệt-
dc.contributor.authorNguyễn Liên, Hạnh-
dc.date.accessioned2019-06-20T08:49:12Z-
dc.date.available2019-06-20T08:49:12Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/799-
dc.description.abstractNgày nay, khi các bệnh lây nhiễm từng bước được khống chế thì các Bệnh không lây nhiễm (BKLN) ngày càng trở nên phổ biến hơn. Theo thống kê Bộ Y Tế từ năm 1976 đến 2012 trong số bệnh nhân nhập viện hàng năm, tỷ lệ nhóm các Bệnh lây nhiễm giảm từ 55,5% xuống còn 22,9% trong khi tỷ lệ của các BKLN tăng từ 42,6% lên 66,3% [1]. Xu hướng gia tăng và dần chiếm ưu thế của các BKLN trong cơ cấu bệnh tật làm tăng gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong. Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một nhóm các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các BKLN như xơ vữa động mạch, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh đái tháo đường type 2, đây là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới hiện nay. Theo 1 nghiên cứu tổng quan hệ thống HCCH và các BKLN cho thấy những đối tượng mắc HCCH tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) lên 2,35 lần, tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch lên 2,4 lần, tử vong do mọi nguyên nhân 1,58 lần, nhồi máu cơ tim gần 2 lần, và đột quỵ lên đến 2,27 lần. Chiến lược quốc gia phòng chống các BKLN ở nước ta giai đoạn 2015-2025 đưa ra các mục tiêu phòng chống các BKLN, trong đó có mục tiêu khống chế tỷ lệ mắc HCCH [2]. Nguy cơ mắc HCCH tăng theo tuổi, ít hoạt động thể lực, chế độ ăn không hợp lý. Thay đổi chế độ ăn và hoạt động thể lực giúp phòng và điều trị HCCH. Chẩn đoán phát hiện sớm HCCH góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các BKLN. Nghiên cứu STEPs 2010 và 2015 về các yếu tố nguy cơ của các BKLN cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, tăng ở cả thành thị và nông thôn [3]. Trong khi đó theo tổng điều tra quốc gia về dinh dưỡng năm 2000 và 2010 [4] nhận thấy mức năng lượng ăn vào tăng không nhiều nhưng có sự thay đổi trong cơ cấu khẩu phần ăn của người dân như: tăng tiêu thụ protein, lipid, tăng tiêu thụ muối, tăng tiêu thụ các chất béo bão hòa, đặc biệt tại các thành phố lớn. Hàng năm bệnh viện ĐHYHN khám sức khỏe định kỳ cho khoảng 50,000 đối tượng chủ yếu là cán bộ các cơ quan, công ty đây là trong độ tuổi lao động, có trình độ văn hóa, quan tâm đến sức khỏe nhưng do đặc thù công việc như ngồi nhiều, ít vận động, sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì, xu hướng thay đổi cơ cấu khẩu phần ăn hiện nay… nên có thể là nằm trong những đối tượng có nguy cơ mắc HCCH, đồng thời nếu phát hiện sớm từ những độ tuổi này sẽ có thể có can thiệp giúp giảm nguy cơ mắc BKLN sau này, giúp giảm gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vongvi
dc.language.isovivi
dc.publisherĐH Y Hà Nộivi
dc.subjectkhám sức khỏe định kỳvi
dc.titleHội chứng chuyển hóa và khẩu phần thực tế của khách hàng đăng ký khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018vi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Hạnh DDuong.docx
  Restricted Access
703.83 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.