Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/796
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | TS. Nguyễn Thị Hoài, Thu | - |
dc.contributor.author | Doãn Ngọc, Định | - |
dc.date.accessioned | 2019-06-19T03:40:26Z | - |
dc.date.available | 2019-06-19T03:40:26Z | - |
dc.date.issued | 2019 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/796 | - |
dc.description.abstract | Theo tổ chức y tế thế giới, chăm sóc trước sinh được định nghĩa là một gói các dịch vụ dự phòng, điều trị được cung cấp bởi các nhân viên y tế một cách định kỳ trong quá trình mang thai nhằm ngăn ngừa và điều trị các yếu tố nguy cơ, bệnh phát sinh do quá trình mang thai với mục tiêu nâng cao sức khỏe của bà mẹ trẻ em [1]. Trong quá trình chăm sóc sức khỏe định kỳ, thai phụ sẽ được thăm khám, tiêm phòng, xét nghiệm và cung cấp các thông tin về thai nhi, tư vấn chế độ ăn, dinh dưỡng, lối sống cũng như bổ sung vitamin, viên sắt. Chăm sóc trước sinh đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giảm tỷ lệ tử vong mẹ thông qua khám thai và sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh trong quá trình mang thai, tiêm chủng, khám sàng lọc, tư vấn dinh dưỡng, lối sống [2]. Các can thiệp dự phòng và điều trị trong giai đoạn mang thai có hiệu quả cao trong việc dự phòng các tai biến trong quá trình mang thai cũng như khi sinh [1]. Theo báo cáo của điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em phụ nữ năm 2017 (MICS) tại Việt Nam tỷ lệ tử vong mẹ là 65/100000 trẻ đẻ sống. Phụ nữ tử vong phần lớn là do các biến chứng trong khi mang thai và sinh nở và hầu hết các biến chứng này phát triển trong quá trình mang thai và có thể dự phòng, phát hiện và điều trị kịp thời. Do tầm quan trọng của công tác chăm sóc trước sinh với sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2016 khuyến nghị phụ nữ các nước đang phát triển nên được khám thai ít nhất 4 lần nhằm dự phòng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nguy cơ sức khỏe gặp phải trong quá trình mang thai thay cho khuyến nghị thăm khám tối thiểu 3 lần trước đây [2]. Nội dung của mỗi lần thăm khám bao gồm các kiểm tra lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết để phát hiện các bệnh nhiễm trùng, bệnh mãn tính ảnh hưởng đến quá trình mang thai nhằm có biện pháp điều trị kịp thời [1]. Trong hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2016 của Bộ Y tế ban hành quy định các thai phụ khi mang thai được khám thai ít nhất 4 lần vào các tuần 8-12; 24-26 tuần thứ 32 và tuần thứ 36 của thai kỳ thay cho quy định khám thai ít nhất 3 lần trong chiến lược chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2008 [3]. Tuy nhiên, việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính sẵn có của dịch vụ, khả năng tiếp cận về địa lý, rào cản về xã hội, văn hóa đối với việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh. Đặc biệt tại các vùng nông thôn, miền núi nơi điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn. Huyện Nông Sơn là một huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam mới được thành lập từ năm 2008, điều kiện kinh tế xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, tiếp cận của người dân với các cơ sở y tế còn nhiều khó khăn về địa lý,do đó khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước sinh của người dân còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo của trung tâm y tế tỉnh Quảng Nam 6 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ tiêm phòng uốn ván cho các bà mẹ mang thai của huyện chỉ đạt 42,9% trong tổng số bà mẹ được quản lý. Toàn huyện hiện tại có 8700 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trong đó có khoảng 500 bà mẹ có con dưới 1 tuổi | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | ĐH Y Hà Nội | vi |
dc.subject | chăm sóc trước sinh | vi |
dc.title | Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh và một số yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam năm 2018. | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
DOÃN NGỌC ĐỊNH ThS YTCC.docx Restricted Access | 1.24 MB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.