Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/789
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS. Nghiêm Nguyệt, Thu-
dc.contributor.advisorPGS.TS. Phạm Văn, Phú-
dc.contributor.authorLê Thanh, Hà-
dc.date.accessioned2019-06-18T09:08:44Z-
dc.date.available2019-06-18T09:08:44Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/789-
dc.description.abstractNgày nay, dân số người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và tỷ lệ so với tổng dân số. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), dân số già là một thách thức mới trong vấn đề chăm sóc sức khỏe. Theo dự báo dân số của Tổng cục điều tra dân số (2010) tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số Việt Nam đã lên đến 10% vào năm 2012 [1]. Dân số già hóa kéo theo tỷ lệ mắc các bệnh tuổi già ngày càng tăng. Tai biến mạch máu não (TBMMN) là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư ở các nước phát triển. Theo báo cáo của WHO tỷ lệ mắc mới của TBMMN trong một năm là từ 100-250/100.000 dân [2]. TBMMN là bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao hoặc để lại những di chứng hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh, gia đình và xã hội. Năm 2013 trên toàn cầu, có gần 25,7 triệu người sống sót sau TBMMN, 6,5 triệu người chết vì TBMMN, 113 triệu người giảm hoặc mất khả năng vận động dẫn đến khyết tật do TBMMN, 10,3 triệu người mắc mới TBMMN [3]. Chi phí cho điều trị, chăm sóc bệnh nhân TBMMN rất tốn kém song kết quả đạt được còn hạn chế. Hoa Kỳ mỗi năm chi tiêu 7 tỷ đô la cho TBMMN, ở Pháp chi phí cho TBMMN chiếm 2,5-3,0% tổng số chi phí y tế trong cả nước [4]. Ở Việt Nam, vấn đề dịch tễ học TBMMN trong cộng đồng chỉ mới được quan tâm gần đây. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy có nhiều người mắc bệnh lý mạch máu não và có tỷ lệ từ vong rất cao. Theo công trình nghiên cứu dịch tễ học TBMMN ở Việt Nam từ năm 1989-1994 của Bộ môn thần kinh trường Đại học Y Hà Nội và trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ hiện mắc ở Hà Nội là 105/100.000 dân, ở thành phố Hồ Chí Minh là 400/100.000 dân, ở Huế là 106/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong do TBMMN ở 3 địa phương trên lần lượt là: 17,6% ở Hà Nội, 28,0% ở thành phố Hồ Chí Minh và 30,7% ở Huế [5]. Bệnh nhân TBMMN thường giảm hoặc mất khả năng vận động, liệt nửa người, rối loạn nuốt, giảm độ nhạy của các cơ quan cảm thụ: thị giác, thính giác, khứu giác và vị giác. Những vấn đề này thường làm bệnh nhân khó khăn trong việc đi lại, ăn uống. Từ đó thể trạng cũng như khả năng phục hồi của bệnh nhân giảm rõ rệt, tăng nguy cơ SDD [6]. Tình trạng SDD trong quá trình nằm viện chiếm tỉ lệ khá cao. Ở Úc tỷ lệ SDD ở người bệnh mới vào viện chiếm khoảng 40%. Ở Brazil tỷ lệ SDD nằm viện là 56,5%, trong đó SDD nặng là: 17,4%, SDD nhẹ và vừa là 39,1% [7]. Theo Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng châu Âu ESPEN (2006) thì tỷ lệ SDD chiếm 20 - 60% bệnh nhân nằm viện và có đến 30 - 60% bị giảm cân trong thời gian điều trị [8]. Người ta ước tính cứ 5 bệnh nhân TBMMN nhập viện thì có 1 bệnh nhân có tình trạng SDD [9]. Một nghiên cứu của Foley NC (2009) ước tính tỷ lệ SDD sau TBMMN dựa trên 18 báo cáo khác nhau nhận thấy tỷ lệ SDD dao động từ 6,1 đến 62,0% [10]. Bệnh nhân TBMMN nếu kèm theo SDD càng làm tăng nguy cơ gây suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn bệnh viện, tàn phế, tăng thời gian nằm viện và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Để có thể góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị cũng như giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm biến chứng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh TBMMNvi
dc.language.isovivi
dc.publisherĐH Y Hà Nộivi
dc.subjectnuôi dưỡng bệnh nhân tai biến mạch máu nãovi
dc.titleTình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện lão khoa trung ương năm 2019vi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV-HÀ-DINH DƯƠNG-13-06.docx
  Restricted Access
429.22 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.