Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5538
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Thị Hồng, Diễm-
dc.contributor.advisorNguyễn Quang, Dũng-
dc.contributor.authorTrần Thị, Phương-
dc.date.accessioned2024-12-20T08:32:33Z-
dc.date.available2024-12-20T08:32:33Z-
dc.date.issued2024-11-29-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5538-
dc.description.abstractSinh viên y năm cuối là một trong những lực lượng nòng cốt đáp ứng nhu cầu về nhân lực phục vụ việc sinh viên chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tương lai. Vì vậy, tình trạng dinh dưỡng của nguồn nhân lực này là một vấn đề đáng để quan tâm và nghiên cứu. Mục tiêu: đánh giá tình trạng dinh dưỡng của sinh viên năm thứ 6 Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2022-2023; mô tả kiến thức và thực hành dinh dưỡng của sinh viên năm thứ 6 Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 575 sinh viên năm thứ 6 Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2022-2023. Kết quả nghiên cứu: 1. Tình trạng dinh dưỡng của sinh viên Y6 Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2022-2023 - Chiều cao trung bình sinh viên nam là 167,6 ± 6,2 (cm); Sinh viên nữ là 155,8 ± 5,1 (cm). - Cân nặng trung bình sinh viên nam là 65,2 ± 11,2 (kg); Sinh viên nữ là 49,7 ± 6,8 (kg). - Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn chung là 13,0%, trong đó ở sinh viên nữ là 20,0% có xu hướng cao hơn so với tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở sinh viên nam (4,0%). - Tỷ lệ TCBP chung là 27,5%, tỷ lệ thừa cân, béo phì có xu hướng cao hơn ở sinh viên nam với 46,0% trong khi sinh viên nữ là 13,2%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) 2. Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của sinh viên Y6 Trường Đại học Y Hà Nội Về kiến thức dinh dưỡng: Có 89% sinh viên Y6 có kiến thức “Đạt” về dinh dưỡng, trong đó kiến thức “đạt” về các chất dinh dưỡng là 78,6%, kiến thức “Đạt” về thừa cân, béo phì là 94,1%, kiến thức “đạt” về các bệnh mạn tính không lây là 83,7%. Về thực hành dinh dưỡng: - Thực hành về thói quen ăn uống: 77,2% sinh viên có thực hành về thói quen ăn uống tốt. - Tần suất tiêu thụ thực phẩm: các loại phủ tạng động vật có tần suất tiêu thụ 1-2 lần/tuần cao nhất với 55,3%. Tần suất tiêu thụ bia, rượu vang, rượu mạnh hàng tuần (3-5 lần/tuần) chiếm tỉ lệ là 17,35%; 12,87% và 15,3%. - Tỷ lệ sinh viên không có thói quen chấm hoặc cho thêm mắm muối vào đồ ăn và không ăn đêm chiếm tỷ lệ khá cao (72,5% và 77,7%). - Thời gian hoạt động tĩnh tại trung bình của sinh viên nữ (899,6±455,2 phút/ngày) cao hơn so với sinh viên nam (832,1±307,5 phút/ngày).vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành 3 1.1.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng 3 1.1.2. Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng 3 1.1.3. Nhận định tình trạng dinh dưỡng 3 1.1.4. Hậu quả của thừa cân, béo phì và thiếu năng lượng trường diễn đến sức khỏe người trưởng thành 6 1.1.5. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của sinh viên 8 1.2. Kiến thức, thực hành về dinh dưỡng 18 1.2.1. Khái niệm về kiến thức và thực hành dinh dưỡng 18 1.2.2. Phương pháp đánh giá kiến thức, thực hành dinh dưỡng 19 1.3. Thông tin chung về địa điểm và đối tượng nghiên cứu 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 22 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu 22 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 22 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 22 2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin 23 2.4. Biến số nghiên cứu 25 2.5. Cách đánh giá biến số, chỉ số nghiên cứu 26 2.5.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng 26 2.5.2. Đánh giá kiến thức, thực hành dinh dưỡng của sinh viên 26 2.6. Xử lý và phân tích số liệu 28 2.7. Sai số có thể mắc phải và các biện pháp khắc phục 28 2.8. Đạo đức nghiên cứu 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và gia đình của đối tượng nghiên cứu 30 3.2. Tình trạng dinh dưỡng đối tượng nghiên cứu 31 3.2.1. Các chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu 31 3.2.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng 32 3.3. Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu 36 3.3.1. Kiến thức dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu 36 3.3.2. Thực hành dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu 41 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46 4.1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu 46 4.1.1. Chiều cao, cân nặng của đối tượng nghiên cứu 46 4.1.2. Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân béo phì 50 4.1.3. Chu vi vòng eo, vòng mông và chỉ số WHR của đối tượng nghiên cứu 56 4.2. Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu 57 4.2.1. Kiến thức dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu 57 4.2.2. Thực hành dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu 59 4.3. Hạn chế của nghiên cứu 65 KẾT LUẬN 66 KHUYẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjecttình trạng dinh dưỡngvi_VN
dc.subjectsinh viênvi_VN
dc.titleTÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH DINH DƯỠNG CỦA SINH VIÊN Y6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2022 - 2023vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
pdf Tran Thi Phuong thạc sĩ dinh dưỡng 31.pdf
  Restricted Access
2.05 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Tran Thi Phuong Thạc sĩ Dinh dưỡng 31.docx
  Restricted Access
552.48 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.